Văn [Đề thi HSG] Kì Thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên Hải và đồng bằng Bắc Bộ (2019)

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : (8 điểm)
Trong chuyện con mèo dạy hải âu bay, chú mèo Zorba đã nói với cô hải âu con mà mình cứu sốn và nuôi dưỡng rằng
Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thật sự rất khó khăn.
Dựa vào câu nói trên, anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương và sự khác biệt.
Câu 2: ( 12 điểm)
Trong tiểu thuyết Sông nhà thơ Nguyễn Ngọc Tư viết:
Thật là lạ, ngay cả khi nghe người nào đó kể chuyện đời họ, mình cũng không có cảm giác chắc chắn đã biết. Không chắc chắn được cái củ hành đó đã được bóc đến lớp tận cùng chưa.
Bằng trải nghiệm văn học của mình anh/chị hãy bàn về niềm trăn trở của nhà văn đối với thân phận con người.
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Câu 1

1. Giải thích- Phân tích
- Giải thích ý nghĩa của câu văn trích trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay: Trong cuộc sống chúng ta thường dễ dàng gắn bó và dành tình cảm cho những người giống mình. Tuy nhiên, để chấp nhận, gắn bó và yêu thương những người khác mình lại cực kì khó khăn. Nếu như sự gần gũi, gắn bỏ với những người giống mình thường là tình cảm tự nhiên thì yêu thương những kẻ khác biệt là cả một sự nỗ lực, cố gắng
- Phân tích chi tiết:
• Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình: chúng ta thường dễ dàng gần gũi và yêu thương những người giống mình, thậm chí cảm thấy sự gần gũi ấy như một lẽ tự nhiên bởi những điểm chung bản thân nó đã là cầu nối giữa hai con người. Càng có nhiều điểmmạnh mẽ và yếu đuổi... Vì thế, chúng ta sẽ yêu thương nhau vì chúng ta giống nhau và sẽ còn phải yêu thương nhau hơn vì chúng ta khác biệt, để yêu thương có thể lấp đầy những khoảng cách của sự khác biệt. Đó là thứ tình cảm nhân loại.
+ Yêu thường là chấp nhận sự khác biệt để có thể yêu thương cần có sự thấu hiểu. Tuy nhiên chúng ta quen nghĩ răng phải có nhiều điểm chung thì mới dễ dàng thấu hiểu nhau, chúng ta cố gắng tìm kiếm điểm tương đồng ở nhau, xóa bỏ sự khác biệt hay tìm cách thay đổi bản thân để những khác biệt có thể trở nên những tương đồng. Đây đúng là một nỗ lực dùng trận nhưng không hoàn toàn đúng dẫn. Chúng ta chỉ có thể thay đổi đế hoàn thiện chính minh, học cách thích nghỉ và hòa nhập chứ không nên và không thể chối bỏ bản thân để tìm cách trở thành phiên bản của người khác. Xét cho đến cùng, con người ta sinh ra đã khác biệt, những trái nghiệm trong cuộc sống làm cho chúng ta khác biệt và giá trị của chúng ta cũng nằm trong chính những khác biệt đó. Vì thế, để thấu hiểu nhau điều đầu tiên là phải trận trọng những nét cá tính riêng biệt của nhau, chấp nhận và đừng bao giờ đem sự khác biệt ra để phan xét một con người. +
Yêu thương chính sự khác biệt ấy: để có thể yêu thương nhau,
chúng ta không chỉ phải học cách chấp nhận sự khác biệt mà hơn thể cần
học cách yêu thương chính sự khác biệt ấy như là một phần của mỗi
người. Chỉ khi ấy, sự khác biệt mới thôi không còn là rào cản, không cònlà khoảng cách mà lại khiến chúng ta dễ dàng đến gần nhau hơn, dành tình cảm cho nhau một cách vô tư, dễ dàng bao dung với nhau hơn.
+ Yêu thương vượt lên trên sự khác biệt tình yêu thương giữa con người với con người theo ý nghĩa đẹp đẻ và lý tưởng nhất của nó sẽ là thứ vượt lên trên mọi giới hạn. Xét cho đến cùng chúng ta mang trong mình vô số sự khác biệt từ màu da, dân tộc, tôn giáo đến quê hương bản quán, không gian sinh sống, văn nói... cho đến tính cách, suy nghĩ. thói quen... nhưng chúng ta cũng lại giống nhau vô cùng trong những ước nơ, khát vọng yêu thương, hòa bình, công bằng, hạnh phúc... trong cả sự giống nhau, nhưng ta cùng để thấu hiểu, chia sẻ, tin tưởng và thấu hiểu.
Sự khác biệt luôn là một rào cần tâm lý khiến cho Đa người ta khó chấp nhận và thích ứng với tính cách của nhau, khó có thể lắng nghe, thiếu hiểu hay mở lòng chia sẻ. Sự khác biệt thậm chí còn có thể tạo nên những xung đột căng thẳng khiến cho hại tâm hồn vốn khác biệt lại càng trở nên xa cách, không thể dung hòa. Yêu thương những kẻ khác mình thực sự khó khăn còn bởi con người thường có xu hướng để cao bán thân mình. khó mà đặt mình vào vị trí của người khác. Hơn thế, đề chấp nhận và yêu thương một con người với tất cả những khác biệt là một quá trình dài, đòi hỏi sự bao dung, kiện nhẫn và rất nhiều nỗ lực. Chúng ta đều ý thức được việc cần phải nỗ lực để hiểu và yêu thương một con người nhưng không phải ai cũng làm được điều đó.
- Câu văn nói về một quy luật tâm lý của con người để nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương trong cuộc đời cần vượt qua được khó khê đến từ sự khác biệt.
- Từ câu văn trên, học sinh trình bày và giải thích ý kiến của mình về tình yêu thương và sự khác biệt (những ý tưởng sau chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh có thể đưa ra những suy nghĩ khác, miễn là diễn gi một cách thuyết phục)
Chứng minh
Học sinh lấy dẫn chứng từ các hiện tượng, sự kiện đời sống và từ chính trải nghiệm của bản thân để chứng minh
Bình luận
- Khẳng định giá trị của tình yêu thương vượt lên trên mọi khác biệt - Có thể mở rộng bàn luận về cách mà chúng ta đem tình yêu thương ra để ứng xử với sự khác biệt đôi khi không thực sự đúng đắn. Với sự khác biệt của thiểu số, nhiều khi ta thương hại, ban phát tình thương cho họ hơn là một sự cảm thông, yêu thương vô tư, chân thành 1 điểm
Các ý chính cần phân tích Điểm
Câu 2
1. Gái thích - Phân tích
... Giải thích khái quát. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư dùng hình ảnh "củ hành" để nói về niềm trận trở của nhà văn đối với thân phận con người. Trước một thân phận người, nhà văn không bao giờ có thể bằng lòng về những điều đã nghe đã thấy, nhà văn phải không ngừng đặt câu hỏi, không ngừng nghĩ suy về những điều còn ẩn giấu bên trong. Như một củ hành có nhiều lớp, nhà văn phải đi tìm con người bên trong con người, đi tìm sự thật bên trong sự thật, bóc tách từng lớp để chạm đến được bản chất của con người, cốt lõi của cuộc đời. Cũng như bộc một củ hành, hành trình cổ "tim để hiểu một con người, chạm đến được cốt lõi của đời sống là một hành trình đầy khổ đau và nhiều nước mắt.
- Phân tích chi tiết: li giải từ đặc trưng của văn chương và ý thức về trách nhiệm của người cầm bút.
+ Đặc trưng, bản chất của văn chương: văn chương ra đời từ cuộc đời, phản ảnh hiện thực đời sống nhưng không đơn thuần chỉ là một bức ảnh chụp, một bản sao nhợt nhạt của cuộc đời. Sở dĩ văn chương có ý nghĩa với cuộc đời là bởi nó đem đến những nhận thức sâu sắc về con người và cuộc đời. Văn chương không tái hiện bề mặt mà khám phá chiều sâu của đời sống, văn chương thức tinh con người về một thực tại không giản đơn, một cuộc đời trăm ngả bộn bề, những phận người ngổn ngang trăm mối, những xung đột của con người với hoàn cảnh, với hệ giá trị và cả những cuộc đấu tranh, dẫn vật trong thế giới nội tâm...
+ Ý thức trách nhiệm của nhà văn trước cuộc đời: nhà văn không phải chỉ là người thu kỳ ghi chép lại các sự việc xảy ra, không chi là người thợ chép lại trong tranh những điều mắt thấy, phân sự của nhà văn là đem đến một cái nhìn mới, một cái nhìn sâu sắc hơn về con người và cuộc đời Nhà văn khám phá những uốn khúc, những trái ngang giữa cuộc đời tướng bình yên muôn thuở văn tìm thấy những góc khuất bên trong thân phận mỗi con người, những vẻ đẹp bị che lấp đi, những giấc mơ và khát vọng bị bảo mòn bởi chính cuộc đời nhọc nhân, làm lũ... Nhà văn không bao giờ được phép bằng lòng với những điều đã thấy, phải liên tục đặt câu hỏi tại sao, phải dỡ bỏ những rào cản định kiến để nhìn có thể nhìn thật sâu vào thân phận con người.
+ Cho đủ hành trình đi tìm sự thật về tâm hồn con người, bản chất của cuộc đời không phải là một hành trình đơn giản, nhà văn sẽ phải chịu nhiều tổn thương từ chính những điều mình nghe thấy, những điều trông thấy nhưng nhà văn chân chính sẽ không chấp nhận thỏa hiệp với cái nhìn hời hợt, giản đơn về con người và cuộc đời
2. Chứng minh
Học sinh chứng minh quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư bằng sự hiểu biết của mình về quan niệm sáng tác của các nhà văn, trải nghiệm tiếp nhận các tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm trong chương trình giáo khoa nói riêng
Bình luận
Từ quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư hãy bàn về sứ mệnh nhà văn chân chính và giá trị của văn chương đích thực, ý thức trách nhiệm của người sáng tạo ra văn chương và sự trên trọng đối của người tiếp nhận đối với lao động của nhà văn và thành quá là tác phẩm.
 
Top Bottom