Đề thi HSG,help:((

E

echcon_lonton97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong những câu thơ sau:
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan........
(Cuối xuân túc sự-Nguyễn Trãi)



Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay
(Xuân hiểu-Trần Nhân Tông)

Câu 2:phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Trong làng nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang
(Mùa xuân chín-Hàn Mặc Tử)


Júp mềk vs,help help,maj nộp oy`:((​
 
L

lan_phuong_000

Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan........
(Cuối xuân túc sự-Nguyễn Trãi)
-Tâm trạng của chủ thể trữ tình: khắc khỏi, nhớ xuân, tiếc xuân
- Một "tiếng cuốc kêu" , một sân hoa xoan nở trong mưa bụi ~~> vẻ đẹp của bức tranh cuối mùa xuân (đây là ý chính cần làm rõ)
- Ng/thuật: tả cảnh ngụ tình
~~> đằng sau vẻ đẹp của bức tranh "mùa xuân muộn" là vẻ đẹp của tấm lòng nhân ái, yêu thương con người
Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay
(Xuân hiểu-Trần Nhân Tông)
Xuân chợt đến, thật đẹp, thật hữu tình và đáng yêu vô cùng. Xuân đã đến từ tối hôm qua mà thi nhân chẳng hề hay biết. Sáng sớm nay ngủ dậy muộn, vừa mở cửa sổ ra xem, mới biết là xuân đã về. Nhà thơ biết bao ngỡ ngàng, bàng hoàng, ngạc nhiên và xúc động:
Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay”
.
Ẩn sau nội dung thông báo “Xuân về vẫn chửa hay” hé cho ta biết nhà thơ đang sống an lạc giữa những tháng ngày yên vui trong cảnh đất nước thanh bình. Giọng điệu khoan thai của vần thơ cũng là nhịp điệu ung dung của cuộc sống nhàn nhã, yên bình sau khi đã đánh thắng giặc Nguyên - Mông phương Bắc.

Cái thần của bài thơ, cái hồn của vần thơ là ở hai câu kết: 3, 4. Nhà thơ thật trẻ trung và hồn nhiên khi nhìn thấy ngoại cảnh, lòng bổng xao xuyến, rung động:
“Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi”.

Xuân về trăm hoa đua nở, phô sắc khoe hương.. Nói đến xuân thi sĩ liên tưởng đến hoa và khi nghĩ đến hoa là nhà thơ liên tưởng đến ong, bướm. Hai nét vẽ gợi cảm, thật sống động đặc tả tín hiệu mùa xuân, với vẻ đẹp thơ mộng. Hoa xuân như phô sắc, khoe hưong đợi chờ. Bướm trắng một đôi, bay “sấn” tới, đi thẳng tới, khóm hoa… “Phách phách” với từ láy, gợi tả tượng hình mà cũng tượng thanh, miêu tả nhịp vỗ rối rít của đôi cánh bướm bay. Chữ “sấn” (
儭) là nhãn tự diễn tả thật sinh động và tế nhị vẻ đẹp nên thơ, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, tạo vật, lúc xuân về. Bằng cái nhìn thấm đẩm chất nhân văn, thi nhân đã cảm và miêu tả thật thi vị và sinh động, cái xuân sắc, xuân tình mơn mởn qua cánh bướm đang rối rít bay sấn tới những đoá hoa xuân.
Nghệ thuật miêu tả rất tinh tế và điêu luyện, trên nền hoa xuân rực rỡ nổi lên một đôi bướm trắng. Trên gam màu lộng lẫy của hoa là nét chấm phá hai điểm trắng của cánh bướm, gợi lên sự thanh khiết, trang nhã, thanh tân. Bút pháp tả cảnhngụ tình, “Buổi sáng mùa xuân” cho thấy con người và thiên nhiên giao hoà, cộng hưởng một cách hài hòa tràn đầy sức sống.

Thơ Xuân của vua Trần Nhân Tông đẹp như bức tranh xuân, bằng thuốc nước của một danh hoạ màu trắng của cánh bướm nổi bật trên nền màu hoa là nghệ thuậtđiểm nhãn” trong thi pháp cổ. Nó làm ta liên tưởng đến những vần thơ cổ của nhà thơ thiên tài Nguyễn Du:

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

Buổi sớm mùa xuân” là một bài thơ xuân trữ tình tuyệt hay. Cảnh xuân và tình xuân hoà quyện. Mỗi đường nét, mỗi màu sắc của hoa, của bướm rất tươi tắn và thanh thoát. Tả cảnh xuân chớm đến cũng là ngợi ca vẻ đẹp quê hương, đất nước thanh bình. Yêu mùa xuân chính là thiết tha yêu quê hương đất nước. Tâm hồn nhà vua – thi sĩ, trẻ và đẹp mãi với mùa xuân, với giang sơn Đại Việt. Thơ là sự giãi bày, là tiếng nói đồng điệu trong mọi không gian và thời gian. Bài thơ “Buổi sớm mùa xuân”, viết theo thể ngũ ngôn, tứ tuyệt, đã đi suốt một hành trình trên bảy thế kỷ, ngày nay đọc bài thơ, ta cảm thấy tâm hồn mình rung động, hoà nhập, gần gũi với người xưa. Chẳng những Trần Nhân Tông bất ngờ trước cảnh xuân đến, càng bất ngờ thấy cái rộn rã của mùa xuân qua đôi bướm trắng chớp cánh bay đến với hoa. Tình kín đáo mà cảnh thì hồn nhiên. Thi tứ đã chớp được cái khoảnh khắc thật độc đáo.

 
Top Bottom