Văn 12 Đề thi HSG 12 tỉnh Bắc Ninh trường THPT Lý Thái Tổ

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GD – ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔKÌ THI THỬ HỌC SINH GIỎI TỈNH LẦN 1 NĂM HỌC 2016- 2017
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12
Ngày thi 9/12/2016
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)
[TBODY] [/TBODY]
Câu 1 (4,0 điểm)

Bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng) và đoạn trích “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) đều xuất hiện rất nhiều tên địa danh.
Anh / chị có nhận xét gì về cách sử dụng tên địa danh trong hai văn bản?

Câu 2 (6,0 điểm)
Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”
(Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008)​
Qua bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu 1Về tên địa danh trong hai bài thơ “Tây Tiến” và “Đất Nước”
Trên cơ sở những hiểu biết về hai văn bản “Tây Tiến”(Quang Dũng) và đoạn trích “Đất Nước”(Nguyễn Khoa Điềm), học sinh có thể làm rõ các nội dung sau:
  • Nêu những tên địa danh trong từng văn bản
  • Nêu ý nghĩa những tên địa danh đó trong việc làm rõ cảm hứng chủ đạo của từng tác phẩm



[TBODY] [/TBODY]

+ Địa danh trong “Tây Tiến” làm sống lại con đường hành quân của người lính Tây Tiến, mỗi tên địa danh xa lạ vừa làm hiện lên không gian núi rừng xa xôi vừa như một nốt nhạc của bản nhạc tình thương nỗi nhớ về một thời binh lửa.
+ Địa danh trong “Đất Nước” lại gắn với những trầm tích văn hoá dân tộc, mỗi địa danh trước hết là một danh thắng của Tổ Quốc đồng thời là một huyền thoại về con người, về vẻ đẹp của địa lí, văn hoá, lịch sử dân tộc.
+ Đưa tên địa danh vào văn bản là sáng tạo riêng của từng nhà thơ nhằm bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước.
[TBODY] [/TBODY]

Câu 2Bàn về ngôn ngữ trong thơ qua ý kiến của Nguyễn Đình Thi
1. Nêu vấn đề cần nghị luận
2. Hiểu ý kiến của Nguyễn Đình Thi
  • Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi).
  • Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy.
=> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ
nằm ở sức gợi.
3. Chứng minh
Học sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). Không nhất thiết phải phân tích cả bài mà có thể lựa chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề.
Cụ thể:
- Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, giàu tính ẩn dụ.
[TBODY] [/TBODY]

- Về nghĩa:
+ Nghĩa câu chữ: con sóng thực và các đặc tính của nó (dữ dội, dịu êm, trên mặt nước, dưới lòng sâu…)
+ Nghĩa mà sóng gợi ra (hình ảnh, cảm xúc…): những cung bậc tâm trạng người con gái trong tình yêu, những khát vọng hạnh phúc đời thường và khao khát tự hoàn thiện bản thân.
=> Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị mà có sức gợi sâu xa từ hình ảnh thực mà liên tưởng đến tâm trạng người con gái trong tình yêu, khát vọng bất tử hóa, tự hoàn thiện bản thân để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Chính sức gợi này đã tạo nên sức sống cho bài thơ.
=> Ngôn ngữ thơ có nhiều đổi mới, giàu tượng trưng thiên về gợi, không coi trọng tả thực, mỗi từ ngữ, hình ảnh, câu thơ đều có độ mở cho phép tiếp nhận dân chủ, sáng tạo. Sức gợi của
ngôn ngữ thơ tạo ra mạch ngầm đa nghĩa cho tác phẩm.
4. Đánh giá chung
  • Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn.
+ Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn...
+ Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ.
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom