đề thi học sinh giỏi vật lí 8- cấn gấp!!!!!!!

N

nhungtrinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ một khối gỗ hình hộp có khối lượng m= 76g có tiết diện đáy S= 38 cm2, cao H= 5cm nổi trong nước
a) hãy xác định chiều cao h của phần trên mặt nước. cho khối lượng riêng của nước là D0= 1000 kg/ m3
b) để nhấn chìm hoàn toàn khối gỗ ta cần phải tác dụng lực bao nhiêu?
(câu a mình làm đc r, các bạn giúp mình câu b nữa nha)
2/ 1 nhiệt lượng kế = nhôm có khối lượng m1= 150g chứa m2 =400 g nước ở nhiệt độ t1= 10 độ C người ta thả vào nhiệt lượng kế 1 hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng m= 200g được nung nóng đến nhiệt độ t2= 120 độ C
nhiệt độ cân = của hệ thống là 14 độ C. tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim.
cho nhiệt dung riêng của nhôm nước và thiếc lần lượt là: C1= 900 J/kg.k, C2=4200J/kg.K, C3= 230J/ kg.k
3) một khối gỗ hình trụ nặng 3 kg có tiết diện đáy 200 cm2 được thả nổi thẳng đứng trong nước. biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000 kg/m3 và 600 kg/m3
a) tính chiều cao của phần gỗ chìm trong nước
b) tính chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước
c) muốn giữ khúc gỗ chìm hoàn toàn và đứng yên trong nước thì cần tác dụng một lực có cường độ bằng bao nhiêu?
(bài này mình làm ra câu a, b rồi còn câu c các ban giúp mình nhé)
4/ 1 thỏi hợp kim có thể tích 1dm3 và khối lượng 9,850 kg tạo bởi bạc và thiếc. xác định khối lượng của bạc và thiếc trong hợp kim đó, biết rắng khối lượng riêng của bạc là 105000 kg / m3, của thiếc là 2700 kg/m3. nếu:
a) thể tích hợp kim = tổng thể tích của bạc và thiếc.
b) thể tích của hợp kim bằng 95% tổng thể tích của bạc và thiếc
các bạn giúp mình nhanh nhanh nha!!!!! cần gắp lắm r:):):):):):):)
 
P

phuong_july

Bài giải
Khối lượng riêng D1 của bạc là
$D_1=\frac{m_1}{V_1}(1)$ \Rightarrow $V_1=\frac{m_1}{D_1}$
Khối lượng riêng D2 của thiếc là
$D_2 = \frac{m_2}{V_2}(2)$ \Rightarrow  $V_2 =\frac{m_2}{D_2}$ 
Khối lượng riêng D của thỏi hợp kim là
$D=\frac{m}{V}=\frac{m_1+m_2}{V_1+V_2}(3)$
Thay (1) và (2) vào (3) tính ra ta được $D=\frac{(m_1+m_2).D_1D_2}{m_1D_2+m_2D_1}(4)$
Mà $m = m_1 + m_2$ \Rightarrow $m_2 = m - m_1 ( 5)$
Thay (5) vào (4) ta được $D=\frac{mD_1D_2}{m_1D_2+(m-m_1)D_1}$  mà $D=\frac{m}{V}$
 \Rightarrow $\frac{m}{V}=\frac{mD_1D_2}{m_1D_2+(m-m_1)D_1}$ \Leftrightarrow $m(m_1D_2 + mD_1 - m_1D_1) = mD_1D_2V$
Chia cả hai vế cho m ta được $(m_1D_2 + mD_1 - m_1D_1) = mD_1D_2V$
Giải ra tìm được $m_1 =  = 9,625(kg)$
Vậy $m_1 =  = 9,625(kg)$; $m_2=0,225(kg)$
 
P

phuong_july

Gọi $m_3,m_4$ là khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim, ta có:
$m_3+m_4=0,2(kg)$ (1)

Nhiệt lượng do hợp kim tỏa ra để giảm nhiệt độ từ $t_2=120^oC$ đến $t_3=14^oC$  là:
$Q=(m_3c_1+m_4c_4)(t_2-t_3)=106(900.m_3+230m_4)=10600(9m_3+2,3m_4)$

Nhiệt lượng của nhiệt lượng kế và nước thu vào để tăng đến $t_3=14^oC$:
$Q'=(m_1c_1+m_2c_2)(t_3-t_1)=(0,1.900+0,4.4200)(14-10)=7080(J)$

Nhiệt lượng kế và nước thu vào bằng nhiệt lượng hợp kim tỏa ra:
$10600(9m_3+2,3m_4)=7080$ \Rightarrow $9m_3+2,3m_4=\frac{7080}{10600} (2)$
Từ (1) \Rightarrow $m_4=0,2-m_3$

Thay vào (2) tính được: $m_3 \approx 0,031(kg)$

Từ đó tính được $m_4 \approx 0,169(kg)$
 
Top Bottom