Văn 7 Đề thi học sinh giỏi văn bảy

Homaya Kino

Cựu TMod Sử
HV CLB Lịch sử
Thành viên
20 Tháng hai 2020
850
2,056
236
Hà Tĩnh
THCS Liên Hương

Attachments

  • IMG_5514.JPG
    IMG_5514.JPG
    109.6 KB · Đọc: 74
Last edited:

thuyhax9

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2009
147
319
126
Nghệ An
THCS Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An
Bạn tham khảo bài 3 nhé!
MB
: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận(NLVH)
TB: Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có:
tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng. Điều đó được thể hiện qua vô vàn câu ca dao, tục ngữ: (Bạn lấy các câu ca dao và phân tích nó ra):
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
.
Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người con làm tròn trách nhiệm của đạo làm làm con gọi là chữ hiếu,… công lao của các bậc sinh thành vô cùng sâu nặng:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Cha ông ta từ xưa đến nay rất mực coi trọng tình anh em một nhà. Đó là tình cảm giữa những người có cùng huyết thống với nhau, là sự sẻ chia và hơn nữa là sự hi sinh cả cuộc đời và bản thân mình cho người anh, người chị, người em của mình, một tình cảm xuất phát từ trái tim yêu thương mỗi con người:
“Anh em như thể tay chân
“Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ ca dao, lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nó nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, thấm thía, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
KB: Khẳng định lại ý kiến và nêu cảm nghĩ bản thân, rút ra bài học.
Bài này năm ngoái mình đi thi, họ ra đề này nên mình nhớ mang máng ghi ra cho bạn tham khảo thôi nhé!~~
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Mình giúp bạn câu 2 nhé
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
Chiến tranh đã đi qua, đau thương mất mát đã vơi đi nhưng những ngày chiến đấu ấy vẫn in sâu trong trí nhớ người dân Việt Nam, tinh thần yêu nước vẫn không bao giờ biến mất. Lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu, đẹp đẽ của nhân dân ta. Truyền thống ấy được thể hiện rõ nét qua đoạn trích "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của chủ tịch Hồ Chí Minh.
TB:
- Trong quá khứ, lòng yêu nước được thể hiện rõ nét. Qua bốn ngàn năm lịch sử, nước ta trải qua bao lần chống giặc ngoại xâm. Mỗi lần như vậy, có biết bao vị anh hùng đã đứng lên dẫn dắt nhân dân đánh bại kẻ thù, mỗi người dân đều đồng lòng ra sức vì tổ quốc....
- Ngày nay, tinh thần ấy càng được vun đắp. Từ các lứa tuổi, từ khắp vùng miền, từ mọi giai cấp tại khắp mặt trận đều góp sức vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Để chứng minh cho lòng yêu nước ấy, tác giả đã sử dụng mô hình câu "từ....đến" kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phép liệt kê, nêu lên những tấm gương yêu nước tiêu biểu...
- Tác giả đi từ nhận xét khái quát đến dẫn chứng cụ thể, rồi từ dẫn chứng cụ thể đúc kết lại thành nhận định: "Những cử chỉ cao quý đó.....". Điều đó làm tăng sức thuyết phục cho người đọc.
KB: Khẳng định lại lòng yêu nước của nhân dân ta qua đoạn trích và nêu cảm nghĩ bản thân.
 
Top Bottom