Câu 3:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về truyện ngắn.
Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự (kể việc hoặc dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan) qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết. Số lượng trang viết ít hơn truyện vừa và truyện dài, văn phong ngắn gọn nhưng có sức chứa lớn.
2. Thân bài: Đặc điểm chính của truyện ngắn.
- Dùng lời kể và lời miêu tả để thông báo thời gian và gợi ra đặc điểm tính cách của nhân vật, phân tích tâm lí nhân vật, nêu sự kiện tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh về con người và cuộc sống.
- Truyện ngắn phải có cốt truyện, nghĩa là có các sự kiện, biến cố nảy sinh nối tiếp nhau, dẫn đến đỉnh điểm mâu thuẫn, buộc phải giải quyết mâu thuẫn, giải quyết vấn đề xong thì truyện kết thúc.
- Truyện ngắn phải có nhân vật. Số lượng nhân vật của truyện ngắn rất ít. Tính cách, số phận nhân vật được thể hiện một phần hoặc toàn bộ cuộc đời thông qua hình dáng, suy nghĩ, lời nói và hành động của nhân vật trong những tình huống khác nhau. Nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu sắc.
- Hình thức ngôn ngữ của truyện ngắn đa dạng phong phú, có ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm ...
- Tính ngắn gọn. Câu chuyện trong truyện ngắn được miêu tả ở một thời gian, không gian nhất định.
3. Kết bài:
- Nhờ những đặc điểm trên, truyện ngắn có khả năng rất lớn trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống.
- Bên cạnh tính chất hiện thực, truyện ngắn còn có tính chất trữ tình.
- Nhiều truyện ngắn xuất sắc có sức sống và giá trị lâu dài, tôn vinh tên tuổi của tác giả
Câu 2:
+ Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" --> Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.; Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người
+ Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng"
- "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác.
- "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người
+ ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) --> Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác --> Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác.
+ Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) --> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất --> Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi.
* Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và về của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ
Câu 1:
_Có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì :
-Về hình thức: Sống động như thật, đánh lừa các cặp mắt nhà nghề của các cô hoạ sỹ.
-Về nội dung và ý nghĩa:
+Nó được hoàn thành trong điều kiện khắc nghiệt
+Cái giá của nó quá đắt vì để hoàn thành nó cụ Bơ-men đã phải đánh đổi cả sự sống của mình
+Cụ bơ-men đã vẽ chiếc lá không chỉ bằng mực,bằng tâm huyết của người họa sĩ mà còn bằng cả tình yêu,lòng nhân đạo và đức hi sinh cao cả của mình.
+Ý nghĩa và giá tri của nó vô cùng to lớn,nó làm hồi sinh niềm tin,hạnh phúc và khao khát sống lí tưởng như lụi tàn trong giôn-xi khỏi bàn tay tử thần
~>Nó đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật và đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật đó là nghệ thuật chân chính phải vì con người, phải mang trong mình chức năng sinh thành tái tạo, nó làm thức dậy niềm tin vào cuộc sống, mở đường cho những khát vọng, chắp cánh cho những ước mơ. Làm cho con người hạnh phúc và tin yêu hơn cuộc sống này
Vì vậy có thể nói : chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác - một kiệt tác màu xanh của niềm tin và hi vọng hồi sinh.