Sử 12 Đề thi học sinh giỏi môn Sử lớp 12 - Tỉnh Phú Yên - Năm học: 2020 - 2021

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. (5,0 điểm)
Sau "chiến tranh lạnh", tình hình thế giới diễn ra theo xu hướng nào? Vì sao hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI?

Câu 2. (3,0 điểm)
Cho biết tác giả của những câu nói sau:
a) Một xin rửa sạch nước thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kéo oan ức lòng chồng, bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.
b) Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.
c) Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chí hữu chủ.

Câu 3. (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về tình hình chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. Vì sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vào nước ta?

Câu 4. (4,0 điểm)
Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa như thế này? Sự phân hóa đó có tác động gì đến cách mạng Việt Nam?

Câu 5. (2,0 điểm)
Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Trình bày vai trò của Hội đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 6. (4,0 điểm)
Nêu và phân tích những sự kiện lịch sử thế giới đã tác động đến cách mạng Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1. (5,0 điểm)
Sau "chiến tranh lạnh", tình hình thế giới diễn ra theo xu hướng nào? Vì sao hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI?
Sau "chiến tranh lạnh", tình hình thế giới diễn ra theo xu hướng:
+ Sau nhiều năm trí tuệ vào khủng hoảng kéo dài đến những năm 1989 - 1991 chế độ xã hội chủ nghĩa tan ra ở các nước Đông Âu và liên bang Xô Viết:
- 28 - 6 - 1991, hội đồng tương trợ kinh tế SEV tuyên bố giải thể.
- 1 - 7 - 1991, tổ chức hiệp ước Vacsava cũng ngừng hoạt động.
+ Từ năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:
- Trật tự "hai cực" đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng "đa cực", với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc.
- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của 1 quốc gia.
- Sự tan rã của Liên Xô đa tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới "một cực" để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ vẫn không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó.
- Sau Chiến tranh Lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước Châu Phi và ở Trung Á.
- Bước sang thế kỷ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hy vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.
+ Tuy nhiên, cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11 - 9 - 2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng. Sự kiện này đã đặt các quốc gia - dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố, với những nguy cơ khó lường.
Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI vì:
Thời cơ:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực
+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước
Thách thức:
+Phần lớn các nước đang phát triển đều có xuất phát thấp về kinh tế, nguồn nhân lực còn hạn chế, chịu sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường quốc tế...
+Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được sẽ bị tụt hậu với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lỗi chính sách phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
Câu 2. (3,0 điểm)
Cho biết tác giả của những câu nói sau:
a) Một xin rửa sạch nước thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kéo oan ức lòng chồng, bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.
b) Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.
c) Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chí hữu chủ.
a) Một xin rửa sạch nước thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kéo oan ức lòng chồng, bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.
=> Câu nói này của Trưng Trắc.
b) Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.
=> Câu nói này của Trần Hưng Đạo.
c) Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chí hữu chủ.
=> Câu nói này của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Câu 3. (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về tình hình chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. Vì sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vào nước ta?
Câu 4. (4,0 điểm)
Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa như thế này? Sự phân hóa đó có tác động gì đến cách mạng Việt Nam?
Sự phân hóa xã hội:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào Dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
+ Giai cấp nông dân:
- Bị đế quốc phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng, không có lối thoát.
- Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt.
- Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
+ Giai cấp tiểu tư sản:
- Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.
- Bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức là tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước, nên hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
+ Giai cấp tư sản:
- Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được một số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản.
- Phân hóa thành hai bộ phận:
_ Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với
chúng.
_ Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng
dân tộc và dân chủ.
+ Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một lực lượng của phong trào Dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách cách mạng tiên tiến của thời đại.
Câu 5. (2,0 điểm)
Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Trình bày vai trò của Hội đối với cách mạng Việt Nam.
a. Sự thành lập:
+ Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ.
+ Nguyễn Ái Quốc đã chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
+ Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
b. Mục đích thành lập hội:
+ Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.
c. Vai trò:
+ Đầu năm 1927, tác phẩm “Đường Kách mệnh” gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản. => Báo Thanh niên và tác phẩm “Đường Kách mệnh” đã trang bị lý luận luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.
+ 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, nhằm tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra ở nhiều nơi (bãi công của công nhân than Mạo Khê, nhà máy cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, ...)
+ Năm 1929 bãi công của công nhân nhà máy chai ở Hải Phòng, nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh ), nhà máy AVIA (Hà Nội), hãng buôn Sác-ne, hãng dầu Hải Phòng..., không chỉ bó hẹp trong phạm vi một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã có sự liên kết thành phong trào chung.
=> Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.
Câu 6. (4,0 điểm)
Nêu và phân tích những sự kiện lịch sử thế giới đã tác động đến cách mạng Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Tình hình thế giới:
- Đầu tháng 8 – 1945, quân Đồng minh tiến quân mạnh mẽ vào các vị trí quân đội Nhật Bản ở Châu Á – Thái Bình Dương.
- Để uy hiếp quân Nhật, ngày 6 và ngày 9 – 8 – 1945 Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagaxaki của Nhật.
- Ngày 8 – 8 – 1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật.
- Ngày 9 – 8 – 1945, Xô viết mở màn chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
- Giữa trưa ngày 15 – 8 – 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
+ tình hình đó đã tác động đến cách mạng Việt Nam:
- Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi.
- Ngày 13 – 8 - 1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, đến 23 giờ cùng ngày ban bố “Quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến 15 – 8 – 1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa, quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.
- Từ ngày 16 đến 17 – 8 – 1945 Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
 
Top Bottom