Đề thi học kì

V

viet2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết bài văn
Đề 1: dựa vào đoạn trích "tức nc' vỡ bờ" của ngô tất tố em hãy kể lại câu chuyện chị Dậu đánh hai tên tay sai (kể ngôi thứ 3)
Đề 2: dựa vào truyện ngắn "Lão hạc" của Nam Cao em hãy kể lại cảnh lão hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo (kể ngôi thứ 3)
Đề 3: thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em thích
Đề 4: thuyết minh về một thể loại văn học mà em yêu thích (truyện ngắn, thơ thất ngôn bát cú đường luật)
 
H

hocgioi2013

Đề 3:
Trong cuộc đời đi học, chắc hẳn mỗi học sinh chúng ta ai cũng biết đến cây bút bi ít nhất là một lần. Bút bi là một vật dụng không thể thiếu trong cặp sách của chúng ta, nó gắn liền với tuổi học trờ của chúng ta, giúp ta ghi chép bao kiến thức bổ ích, lý thú. Và cho đến khi trưởng thành, cây bút bi vẫn mãi luôn theo chúng ta trên hành trình học tập, thu nhận kiến thức để hoàn thiện con người.
Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Nó được phát minh trong khoảng thời gian thế chiến thứ hai (1939 - 1945), khi Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản nên ở Việt Nam loại bút này còn được gọi là bút nguyên tử.
Chiếc bút bi được một người Mĩ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu chiếc bút bi đầu tiên. Vào những năm 1930, Biro làm cộng tác viên cho một tờ báo nhỏ. Điều khiến ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Biro ra công viên, thấy một nhóm trẻ con đang chơi bi. Bỗng một viên bi vô tình chạy qua vũng nước và để lại một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời tới một xưởng in báo. Ông để ý rằng loại mực để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra 1 loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai Geogre - một kĩ sư hóa học, Biro bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Ông lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay được tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn và kéo mực xuống in trên giấy. Và cũng vì có viên bi trong bút nên bút đó được gọi là bút bi. Nhờ phát minh đó, Laszlo Biro nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.
Từ khi bút bi ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng trên khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng nhưng chúng đều có cấu tạo chung giống nhau, bao gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút.
Vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bảo vệ các thiết bị bên trong đồng thời làm cho cây bút đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn, dài 14 - 20 cm, trên thân vỏ thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút). Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu vỏ bút đa dạng và phong phú, kết hợp nhiều loại màu sắc khác nhau như màu vàng, trắng, xanh, ... giúp tăng tính thẩm mĩ và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, vỏ bút bi có thể mang hình dáng ngộ nghĩnh hay in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao, thần tượng, ... lên thân bút.
Ở bộ phận thứ hai của bút bi là ruột bút, có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...tùy từng loại bút), có tác dụng giữ và đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ đường kính khoảng 0.7 - 1 mm, được coi như là ngòi bút. Viên bi ấy lăn tròn khi chúng ta viết giúp điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.
Bên cạnh hai bộ phận chính trên, bút bi còn có các bộ phận đi kèm khác tùy vào từng loại bút. Có bút có thể có nắp đậy lại sau khi dùng, có bút dùng cách kéo đầu bi vào trong bằng lò xo khi không dùng đến. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm trên vỏ, xoay thân bút hoặc trượt,...
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, cặp sách hay bất kỳ nơi nào cần ghi chép. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Nhiều người dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Bút bi có những tiện ích như vậy nên chúng ta cẫn phải bảo quản bút bi thật cẩn thận bằng cách dùng xong phải đẩy nắp hoặc rút ngòi bút vào trong để tránh rơi bút làm hỏng đầu bi - bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi còn có thể thay ruột khi hết mực. Và nếu bạn để bút bi lâu ngày không dùng bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ, mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước khoảng 15' là cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Bút bi là 1 vật vô tri vô giác, nhưng mỗi nét chữ nó tạo nên có thể cho thấy được bạn là một con người như thế nào. Vì vậy hãy giữ gìn bút thật tốt, cố gắng dùng bút viết thật sạch đẹp để thể hiện mình là con người cẩn thận, đẹp nết, như ông cha ta đã nói: "Nét chữ là nết người".\


bấm đúng nha ....;)
 
H

hocgioi2013

Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.
Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.

 
H

hocgioi2013

Đề 2:
Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.
Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!
Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:
-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!
Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:
-Lão... lão bán con chó rồi sao?
Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:
-Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:
-********... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu!
Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:"Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:
-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?
Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:
-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.
Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.
-Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.
Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.
Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói


 
H

hocgioi2013

Đề 1:
Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, ...” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.
Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng - cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... “ làm hco hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”
Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ - có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu vốn là người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”.
Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác phẩm).
Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê.
Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu. Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã hội Việt nam.


 
V

viet2000

Đề 1:
Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, ...” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.
Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng - cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... “ làm hco hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”
Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ - có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu vốn là người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”.
Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác phẩm).
Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê.
Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu. Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã hội Việt nam.


Bài này hay đó nhưng bạn còn bài nào kể ngôi thứ 3 mà có người đóng vai k
 
Top Bottom