Văn 7 Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn (Hải Lăng - Quảng Trị)

tuananh982

Á quân kiên cường WC 2018
Thành viên
5 Tháng tư 2017
2,897
7,033
694
Quảng Trị
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 (2 điểm): Phần trích dưới đây thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai? Nội dung nêu vấn đề gì?
... "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm, bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo. làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."
(Ngữ văn 7 - Tập hai)
Câu 2 (2 điểm): Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Thực hiện chuyển đổi theo hai cách với câu sau:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" ./.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu 1 (2 điểm): Phần trích dưới đây thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai? Nội dung nêu vấn đề gì?
... "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm, bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo. làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."
(Ngữ văn 7 - Tập hai)
Câu 2 (2 điểm): Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Thực hiện chuyển đổi theo hai cách với câu sau:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" ./.
Bài 3:

I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp cảu nhân dân ta. Bởi vậy câu tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho day mà trồng”. Cũng cùng ý trên, tục ngữ còn có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài:
1. Giải thích: Uống nước nhớ nguồn.
Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
ý nghĩa: lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn?
Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do sức lao động tạo nên.
Của cải vật chất các thứ do bàn tay con người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, giữ gìn tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi bưng “bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những người đã “một nắng hai sương”, “muôn phần cay đắng” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Sự vô ơn, bội bạc sẽ khiến cho con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để nhớ nguồn?
Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
Có ý thức giữ gìn bản săc dân tộc.
III.Kết bài:
Khẳng định lại những điều đã nêu.
 
  • Like
Reactions: tuananh982

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu 1 (2 điểm): Phần trích dưới đây thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai? Nội dung nêu vấn đề gì?
... "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm, bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo. làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."
(Ngữ văn 7 - Tập hai)
Câu 2 (2 điểm): Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Thực hiện chuyển đổi theo hai cách với câu sau:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" ./.
2/ Để chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động, người ta đưa từ ngữ chỉ đối tượng của hành động (mà động từ vị ngữ biểu thị) lên làm chủ ngữ, thêm (hoặc không thêm) từ bị / được vào trước động từ chỉ hành động ở vị ngữ; nếu muốn nêu chủ thể hành động trong câu bị động thì đặt từ ngữ chỉ chủ thể vào sau từ bị / được, trước động từ hành động.
- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.

Câu 1 (2 điểm): Phần trích dưới đây thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai? Nội dung nêu vấn đề gì?
... "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm, bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo. làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."
(Ngữ văn 7 - Tập hai)
Câu 2 (2 điểm): Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Thực hiện chuyển đổi theo hai cách với câu sau:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" ./.
Câu 1: Bài này chị nhớ là của Bác Hồ. Trích từ tác phẩm nào chị ko biết. Nhưng nội dung chính là về tinh thần yêu nước em nhé
 
  • Like
Reactions: tuananh982

tudu._.1995

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2018
611
386
101
Hà Tĩnh
THCS Bắc Hồng
Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" ./.
1. Mở bài
- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn".
- Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
2. Thân bài
a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
- Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
- Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
c. Phải làm gì để "nhớ nguồn".
- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Nguồn: Internet
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom