đề thi học kì 1

B

bobo_ngocxit

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
2 Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua truyện "hai đứa trẻ"
3 cảm nhận của em về mối tình giữa chí phèo và thị nở
4 nghệ thuật trào phúng của vũ trọng phụng qua đoạn trích "hạnh phúc của một tang gia"
5 viết một đoạn văn sử dụng khởi ngử, trạng ngử chỉ tình huống, câu bị động

Giúp tớ nhé! thanks trước naz :D
 
T

thuha_148

Câu 1


Quan điểm nghệ thuật:
- Tự giác về quan điểm nghệ thuật, suy nghĩ nghiêm túc về "sống và viết" -> quan điểm sáng tác tiến bộ. Đó là:
- Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp thơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những cái giả dối, phù phiếm.
- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, mang nỗi đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người.
- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người, nhà văn chân chính phải là con người chân chính có tình thương, nhân cách.
- Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận rập khuôn và sự dễ giải: không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương.
- Người cầm bút phải có lương tâm -> viết cẩu thả là bất lương đê tiện.
 
T

thuha_148

Câu 2

1/ Giá trị hiện thực: Miêu tả 3 bức tranh liên hoàn về phố huyện xơ xác
a) Cảnh chợ tàn, ngày tàn, hoàng hôn buông xuống
Âm thanh: "tiếng trông thu không trên cái chài..."
"Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng đồng"
"Tiếng muỗi đã bắt đầu vo ve..."
==> Đây là những âm thanh đặc trưng của một vùng nông thôn thanh bình và yên ả
Hình ảnh - màu sắc :
"Phương Tây đỏ rực như lửa cháy..."
"Những đám mây ánh hồng..."
"Dãy tre đen lại và cắt hình rõ rệt..."
==> Hình ảnh màu sắc tuyệt đẹp
b) Cảnh đêm tối
Màn đêm buông xuống phố huyện bao trùm bởi bóng tối dày đặc: "Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sống, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen". Vũ trụ thì bao la, thăm thẳm, ánh cao trời xa xăm quá, phố huyện bao trùm trong 1 màu đen
Tương phản với màu đen là màu ánh sáng hiếm hoi của những con đom đóm bay là đà trên mặt đất, là quầng sáng ngọn đèn con của chị Tí, là đốm lửa yếu ớt của bác Siêu, là hột sáng ngọn đèn con của Liên. Tất cả những tia sáng này không làm cho phố huyện sáng lên mà trái lại còn loe loét, mờ nhạt
==> Đây là hiện thực nông thôn VN trước CMT8
c) Cảnh sinh hoạt buồn:
Mẹ con chị Tí làm nghề gì ? Buôn bán ra sao?
Chị em Liên ?
Bác Siêu ?
Bác Sẩm ? ( Bạn tự kiếm chi tiết trong SGK )
==> Những con người này chung một họ là họ nhà nghèo. Họ lầm lũi sống đơn điều ngày qua ngày như một chuyến tàu không đổi chuyến.

2/ Giá trị nhân đạo ( thể hiện niềm cảm thương sâu sắc và ước mơ đổi đời của nhà văn dành cho những con người bất hạnh )
b) Đoàn tàu đối với người dân phố huyện:
Đoàn tàu là mơ ước, là niềm vui duy nhất của người dân phố huyện. Họ cố thức chờ đợi chuyến tàu bền bỉ. Họ nhìn theo mơ tưởng về một tương lai vô vọng, mong manh và u tối.
Đoàn tàu mang đến cho họ một thế giới khác. Thế giới đầy ánh sáng. Đoàn tàu như bù đắp những thiếu thốn trong tâm hồn được thỏa mãn khát vọng tự nhiên. Ánh sáng cuộc đời chỉ chợt lóe lên rồi vụt tắt với những ước mơ. Phố huyên lại chìm vào đêm tối.
b) Đoàn tàu đối với chị em Liên
Đoàn tàu đưa chúng về với quá khứ êm đềm đầy ánh sáng. Bạn tìm thêm dẫn chứng trong sách
Đoàn tàu chấp cánh những ước mơ tương lai giúp hai đứa trẻ mơ tưởng về một HN xa xăm, sáng rực và huyên náo vui vẻ. Đoàn tàu vụt qua để lại sự hụt hẫng buồn chán. Chúng sống trong hi vọng lẫn vô vọng, vô vọng nhưng vẫn lấp lánh những ước mơ. Đó là sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Nhà văn đã khơi dậy ước mơ của những con người tội nghiệp, giúp họ vượt lên chính mình, vượt lên số phận.
 
T

thuha_148

Nam Cao là nhà văn hiện thực suất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo .ông sáng tác trên 2 chủ để chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao là kiệt tác văn xuôi Việt Nam thời hiện đại .Truyện là tiếng kêu thống thiết của những người nông dân nghèo dưới đáy cùng của xã hội với nỗi khổ bị áp bức bj xô đẩy vào con đường tội lỗi ,đồng thời tác giả cũng khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân nghèo ngay cả khi họ bị chà đạp đến biến chất .Nam cao đã đặt ra vấn đề hoàn lương .Để đưa người nông dân bị chà đạp đén khốn cùng chí phèo ra bến bờ thiện lương Nam cao đã sáng tao một tình huống truyện độc đoá:Chi phèo gặp thi Nở .Chí phèo gặp thị Nở là tình huống có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Chí phèo ,tình huống truyện đã mở ra những khia cạnh tâm hồn chí phèo chưa từng xuất hiện trước đây.
Ý 1 : Cuoocj gặp gỡ giữa thị nở và chí phèo có ý nghĩa là bước ngoạt cuộc đời nhân vật chí phèo .Từ đây Chí phèo đã thức tỉnh và khao khat sống lương thiên
-tỉnh rượu :những cảm nhận về không gian:"mặt trời chắc đã lên cao và những ánh nắg chắc là rực rỡ.,chiếc lều ẩm, thấp .."những cảm nhận về cuộc sông xung quanh ,về âm thanh"tiếng chim ríu rit ,tiếng cười nói của người đi chợ" về tình trạng sống thê thảm của bản thân "tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc "
-tỉnhngộ
tỉnh rươu Chí phèo ddax nhận ra những điều twù trước đến nay hắn chưa tg cảm nhân đc (tuwj phan tích nha đặc biệt là chí phèo nhận ra sự cô độc còn đáng sợ hơn đói rát ,ốm đau_
-Chi tiết chí buồn đến phát khóc là dấu hiêu nhân tính trở về ,trở về trong "con quỷ dữ của lang vd"
Tiểu kết :như vậy cuộc gặp gỡ đã đánh thức tri giác ,cảm giác ,cảm xúc giúp cho Chi tự nhận ra và ý thúc hoàn cảnh của mình và nhận thức thế giới xung quanh
Ý 2 :tình người của Thị nở đã làm biến đổi tâm lí chí phèo .Phân tích chi tiết bát cháo hành đẻ thấy đcj bat cháo hành đã đánh thức tính ngwười trong lòng chí (ăn bát chao hành "hắn thấy mắt mình ươn ướt " "băng khuâng" "toe toet cươif" "vừ vui vừ buồn" ,mọi giác quan của mộ người nông dân hiền lành chân chất dương như được nở ra dướ tình người ấm áp của thij nở .Chí sông slại bản tính lương thiện lâu nay bị vùi dập .phân tích chi tiêt :chí phèo khóc đẻ thấy rõ nhân tính trở về
Ý 3:Cuộc gặp gỡ này ddax đánh thức tình người tình yêu mộc mạc cho hai con người khốn khổpp .Truyền cho họ ngọ lửa của niềm tin và hi vọng .Phân tích chi tiết :chí phèo hình dung và tương lai sống cùng Thi nở 2 trông đợi Thị Nỏ về xin phép bà cô .
Nhân tích của chí phèo đc thể hiện mạnh mẽ ở khát khao lương thiện và niềm hi vọng .
Ỹ Nam cao đã xây dựng thành công tình huống truyện này với mục đích j ,thể hiện đièu j ?thể hiện bút pháp miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật leen tớ rất mực tài hao với nhân vật Chi Phèo
 
T

thuha_148

Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết trào phúng. Số đỏ như chính là hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê, thoải mái. Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái lũ người gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân bạc ác đến thế. Đọc Số đỏ, người ta nghĩ: đây đúng là đất sở trường của Vũ Trọng Phụng, đây thật là ngón võ sở trường của Vũ Trọng Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy được sử dụng một cách cực kỳ lợi hại trong một chương, chương XV, có nhan đề là Hạnh phúc của một tang gia. Ngón võ ấy là ngón gì? Ấy chính là nghệ thuật tạo mâu thuẫn. Thật ra thì không phải Vũ Trọng Phụng tạo ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn vốn nó tự có trong bản chất xã hội, và nhà văn Vũ, với cái nhìn sắc như dao của mình, với cái tài của một nhà trào phúng bẩm sinh, đã nhận ra nó, chỉ nó ra, nâng nó lên cho cả bàn dân thiên hạ nhìn thấy, để cười, để căm ghét và khinh bỉ nó. Cách đặt nhan đề chương sách của Vũ Trọng Phụng đã lạ lùng, đầy mâu thuẫn: Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia mà cũng hạnh phúc à? Tang gia mà cũng có thể hạnh phúc được ư? Cái chết, cái chết của người thân gia đình có thể đem lại cho người ta hạnh phúc được sao? Nếu chỉ đọc nhan đề, người ta có thể nghĩ là nhà văn đã bịa ra, bịa ra một cách ác ý sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn đối lập ấy. Nhưng không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là sự thật của đời sống, sự thật của một xã hội mà nhà văn muốn mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mặt. Mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già. Ông già ấy là cha, là ông của một gia đình đông đảo và “đáng kính” của một xã hội “thượng lưu”. Cả gia đình ấy đã nhao lên, “nhao lên mỗi người một cách”. Nhưng nhao lên vì đau khổ, vì đau đớn, vì lo lắng… trước cái chết của người thân chăng? Không phải, chúng đã nhao lên vì … hạnh phúc! “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Câu văn tưởng chừng ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm cả một thứ “thế thái nhân tình”. Nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn. Sự thật rành rành rất cụ thểnày đây: Ông phán mọc sừng, sau cái chết của ông bố vợ, bỗng thấy cái “sự mọc sừng” của mình đột nhiên tăng giá lên thêm vài nghìn đồng. Cụ cố Hồng sung sướng “mơ màng đến cái lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu” để được người ta ngợi khen “một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…”. Còn ông Văn Minh, cháu đích tôn, nhà cải cách xã hội? Ông ta sung sướng tột đỉnh, bởi vì, với cái chết của ông nội, ông ta thấy rằng cái tờ di chúc đã được thực hiện, nghĩa là cái ao ước cho ông nội mình chết đi, để chia của, đã trở thành sự thật. Bà Văn Minh sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân thời, bà ta nhận ra từ cái chết của ông nội chồng một dịp may hiếm có để có thể mặc “tang phục tân thời”, đồ xô gai tân thời, “dernìeres créations” của tiệm may Âu Hóa! Tâm địa cái lũ người kia tưởng đến thế đã là tởm. Nhưng chưa hết. Đến đây, Vũ Trọng Phụng còn đầy mâu thuẫn lên một tầng nữa. Bởi bọn con cháu bất hiếu bất mục nhất trần đời đó còn muốn tỏ ra mình là những kẻ có hiếu có thảo cũng nhất trần đời nữa kia. Thế là dưới ngòi bút của nhà văn trào phúng, sự bịp bợm cao nhất, đáng phỉ nhổ nhất cũng bộc lộ ra. Những kẻ mong cho ông già mau chết đã tổ chức một đám ma thật to để bày tỏ lòng hiếu thảo, nghĩa tiếc thương đối với người đã chết! Chính vì thế, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đã tập trung sức mạnh, như có thần, trong phần thứ hai của chương sách, nghĩa là phần tả cảnh đám ma. Trước hết, nhà văn tả cô Tuyết, một cô gái hư hỏng như chỉ “hư hỏng một nửa”, một thứ thiếu nữ đang rất tiêu biểu trong xã hội “tân thời ngày ấy”. Tuyết mặc bộ tang phục “ngây thơ” nửa kín nửa hở, với nét mặt có “vẻ buồn lãng mạn” (vì nhớ nhân tình chứ không phải vì thương người chết) đã gây một hiệu quả lạ lùng: các vị tai to mặt lớn đi đưa đám chỉ nhìn vào vẻ khêu gợi của Tuyết để mà cảm động, cứ như thực sự cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy. Đám ma thật to, to đến nước “có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng”. Người ta đã lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu khoe sang và khoe lòng hiếu thảo giả vờ của mình! Nếu như mong muốn của tất cả đám con cháu của người chết kia là, trong đám ma này, đưa sự giả dối, bịp bợm đồng thời cũng là sự tàn nhẫn, bất nhân, đểu giả của mình lên đến mức hoàn toàn, thì quả thật chúng đã đạt được một cách trọn vẹn, xuất sắc. Nhưng chưa hết đâu, dưới mắt Vũ Trọng Phụng, cái lũ người giả dối không chỉ bao gồm một nhóm nhỏ ấy đâu. Chúng đông đảo lắm. Chúng là toàn xã hội. Bắt đầu là đại diện bộ máy cảnh sát, nghĩa là đại diện của Nhà nước: thầy Min Đơ và thầy Min Toa. Tác giả đã nói đến vẻ mừng rỡ hí hửng của hai thầy khi được nhà chủ đám ma thuê làm người giữ trật tự. Lí do của sự mừng rỡ duy nhất chỉ là vì họ đang không có việc gì để làm, và đang “buồn rầu như nhà buôn sắp vỡ nơ”. Thứ đến là các vị tai to mặt lớn, lớp “tinh hoa” của giới thượng lưu xã hội, mặt mũi long trọng, ngực đeo đầy đủ thứ “bội tinh”. Trong đám ma này, sự cảm động của họ không phải vì tưởng nhớ đến người đã khuất, cũng không vì tiếng kèn đưa ma não ruột bi ai, mà chỉ vì… được ngắm không mất tiền làn da trắng thập thò trong làn áo mỏng của cô Tuyết. Sự xuất hiện của hai tên đại bịp trong dịp này lại khiến người ta “cảm động” đến cực điểm: Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú. Vì sao? Vì với sáu chiếc xe kéo và những vòng hoa đồ sộ, hai kẻ này đã làm cho đám ma thêm long trọng, to tát. Đến bà cụ cố Hồng, có lẽ người lương thiện nhất trong cái gia đình vừa hư hỏng vừa đại bịp ấy, cũng cảm động đến hớt hãi lên. Những người đi đưa đám thật đông đảo. Bằng điệp khúc “Đám cứ đi…” được nhắc lại đến mấy lần, tác giả như muốn nói: đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ màchiêm ngưỡng để thấy rõ sự to tát của nó. Nhưng cứ tìm thử xem trong đám người đông đảo ấy có ai là người đang thực sự “đi đưa đám”, nghĩa là thực sự có chút tiếc thương đối với người chết mà họ đang đưa tiễn? Không có ai cả. Tất cả mọi người đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ, tuy đang giữ một vẻ nghiêm chỉnh, nhưng đều đang nói một điều gì đó, làm một điều gì đó, nghĩ một điều gì đó không dính dáng đến người chết và đám ma cả. Trai thanh gái lịch thì chim nhau, bình phẩm, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau… nhưng tất cả đều “bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”. Thật là nhẫn tâm, thật là vô liêm sỉ. Ta sẽ nghĩ thế. Nhưng với Vũ Trọng Phụng, có nghe được những lời mà bọn họ nói với nhau mới thấy sự vô liêm sỉ ấy còn trơ tráo đến mức nào. Và nhà văn đã đưa ra một số lời ấy. “Đám cứ đi…” nghĩa là sự vô liêm sỉ ấy không hề khép lại, nó còn kéo dài. Đến lúc đám không “cứ đi” nữa mà dừng lại để hạ huyệt. Vũ Trọng Phụng còn hiến cho người đọc hai chi tiết đặc sắc, đẩy cảnh đưa đám này lên đến đỉnh điểm. Chi tiết thứ nhất là cảnh cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm những động tác, giữ những tư thế đau buồn để cho cậu ta.. chụp ảnh. Chi tiết thứ hai là ông phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ nhất trong gia đình này, đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy, giữa lúc oằn người khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công gọi ông ta là “người chồng mọc sừng” (chính là cái công gián tiếp khiến cho ông già đã chết). Thật là những kịch sĩ thượng hạng của những tấn trò đời. Hai chi tiết ấy đóng lại một cách trọn vẹn và sắc sảo chương sách nói về sự giả dối của người đời. Những điều Vũ Trọng Phụng viết trong chương sách là chuyện thật ư? Lẽ nào… Những diều ấy toàn là hư cấu ư? Nhưng những điều ấy đều hợp lí lắm mà, và hình như đều có thật cả. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.
 
Top Bottom