đóng góp cho ba con tham khảo nè
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2009 - 2010
G L LỚP: 9
---------------------- MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thời gian làm bài 90 phút, phần trắc nghiệm 10 phút và phần tự luận 80 phút)
I. Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm- Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong những năm gần đây?
A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
B. Tạo từ mới
C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
D. Mượn các điển cố Hán học trong các bài thơ Đường
Câu 2: Văn bản nhật dụng “ Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà thuộc chủ đề nào?
A. Vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
B. Vấn đề bảo vệ môi trường
C. Vấn đề quyền sống của con người
D. Vấn đề chiến tranh và hòa bình
Câu 3: Câu văn: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” được trích trong văn bản nào?
A. “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái)
B. “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)
C. “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
D. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)
Câu 4: Trong phần trung đại Việt nam, chủ đề ca ngợi anh hùng với lí tưởng đạo đức cao đẹp được thể hiện rõ nét ở văn bản nào/
A. “Hoàng lê nhất thống chí” – Hồi thứ 14 (Ngô gia văn phái)
B. “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Nguyễn Du)
C. “Luc Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Nguyễn Đình Chiểu)
D. Lục Vân Tiên gặp nạn” (Nguyễn Đình Chiểu)
Câu 5: Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận), câu thơ nào cho thấy đánh cá đã trở thành công việc thường xuyên của những người dân chài?
A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng B. Ra trận dặm xa dò bụng biển
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi D. Dàn ra thề trận lưới vây giăng
Câu 6: Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ?
A. Đánh trống bỏ dùi B. Có chí thì nên
C. Uống nước nhớ nguồn D. Người ta là hoa đất
Câu 7: Tác phẩm nào không phải là truyện hiện đại Việt Nam?
A. “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) B. “Cố hương” ( Lỗ Tấn)
C. “Làng” ( Kim Lân) D. “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long)
Câu 8: Phương châm về lượng đòi hỏi người tham gia giao tiếp phải tuân thủ điều gì?
A. Nói tất cả những gì mình biết B. Nói đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp
C. Nói những điều mình cho là quan trọng D. Nói thật nhiều thông tin
………………..HẾT PHẦN TRẮC NGHIỆM………….
II. Phần II: Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân
Câu 2: (6 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.
……………………..Hết……………………..
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm- Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D A D C C A B B
Phần II: Tự luận: (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng: Hs biết cách viết đúng đoạn văn tóm tắt một văn bản tự sự, đoạn văn liền mạch, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
2. Yêu cầu về kiến thức: Tóm tắt được nội dung chính của truyện ngắn “Làng” , cốt truyện rõ ràng, đủ các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
3. Chuẩn cho điểm:
- Cho điểm 2 khi đáp ứng các yêu cầu trên
- Cho điểm 1 khi đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, hoặc tóm tắt cơ bản đủ sự việc và chi tiết tiêu biểu nhưng diễn đạt còn yếu
- Cho điểm 0 khi lạc đề hoàn toàn hoặc không làm câu này
Câu 2 (6 điểm):
1. Yêu cầu kĩ năng: Biết tham khảo, học tập những truyện ngắn đã học để tạo lập một văn bản tự sự có kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận; bố cục rõ ràng hợp lí, diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, có cảm xúc, không sai các lỗi chính tả,từ ngữ và ngữ pháp thông thường.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm, giới thiệ khái quát về người thầy (cô)
b. Thân bài: Nêu được các ý cơ bản sau;
b 1/ Giới thiệu về người thầy(cô):
- Diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng, công việc…
- Tình cảm, sự quan tâm của thầy cô đối với lớp và tình cảm của lớp giành cho thầy, cô
b 2/ Diễn biến câu chuyện:
- Sự phát triển của các tình tiết
- Vai trò của các nhân vật trong câu chuyện
- Tình huống đặc biệt , kỉ niệm đáng nhớ
b 3/ Kết thúc truyện và suy nghĩ của người kể:
- Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm hoặc trong ý chí vươn lên, trong rèn luyện đạo đức…
- Yêu thương, kính trọng, biết ơn( lời độc thoại nhắn gửi tới thầy, cô, bạn bè…)
-c. Kết bài: Câu chuyện là những kỉ niệm êm đẹp, đáng ghi nhớ của tuổi thơ.
(Kỉ niệm có thể là vui, buồn nhưng thể hiện được tình cảm thầy trò vừa trong sáng, đẹp đẽ vừa nhân hậu bao dung và rút ra bài học làm người sâu sắc)
3. Chuẩn cho điểm:
Trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu trên về kĩ năng và kiến thức, cxho điểm như sau:
- Mở bài: 1 điểm
- Thân bài: 4 điểm( ý b1: 1 điểm, ý b2: 2 điểm, ý b3: 1 điểm)
- Kết bài: 1 điểm
* Lưu ý chung: trên đây chỉ là định hướng chung, giám khảo tùy vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm một cách chính xác, trách đếm ý cho điểm một cách máy móc, không hạ thập yêu cầu của đáp án và chuẩn cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo và diễn đạt tốt.
…………(Hết)…………..