Văn 7 Đề thi HKII quận Hốc Môn (2015-2016)

B

bazzola

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần 1 (3 điểm):
Cho đoạn văn:
Dân phu kể hàng trăm con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ phát tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảm trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tã, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy ngay! Khúc đê này hỏng mất.

Hỏi:
1) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1 điểm)
2) Tìm một câu đặc biệt có trong đoạn văn trên và cho biết câu đặc biệt đó dùng để làm gì? (1 điểm)
3) Nêu nội dung của đoạn văn? (1 điểm)

Phần 2 (7 điểm):
1) Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) cho biết tại sao học sinh cần phải tích cực học tập? Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu rút gọn. ( Gạch chân dưới câu rút gọn) (2 điểm)
2) Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lý " Thương người như thể thương thân (5 điểm)
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Phần 1 :
1, Đoạn văn trên trích trong văn bản '' Sống chết mặc bay '' của tác giả Phạm Duy Tốn.
2, Câu đặc biệt có trong đoạn văn trên : Than ôi !
=> Tác dụng : Bộc lộ cảm xúc trước cảnh đê sắp vỡ.
3, Nội dung của đoạn văn : Cho thấy cuộc vật lộn giữa sức người và sức trời. Trong khi đó đê thì sắp vỡ, người dân không sao chống cự được.
Phần 2 :
1, Việc học có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, nhất là khi việc học là yếu tố quan trọng giúp con người phát triển toàn diện. Việc học giúp con người phát triển một cách toàn diện. Giúp con người trở thành người có ích cho xã hội. Bởi việc học không chỉ dừng lại ở những tri thức, mà chúng ta còn phải học cách làm người, học cách ứng xử,..... Ông cha ta có câu : '' Tiên học lễ, hậu học văn ''. Việc học giúp con người có cả đức lẫn tài - hai yếu tố quan trọng để trở thành con người phát triển toàn diện. Có như vậy thì xã hội mới ổn định, đất nước mới phát triển và bền vững. Đó là lí do tại sao chúng ta phải học tập tích cực, nhất là khi còn ngồi trên ghế nhà trường, còn có điều kiện học tập tốt nhất.
2,
a. Mở bài.
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và lòng vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu: Thương người như thể thương thân.
b. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
=> Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
Câu tục ngữ là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Đó là 1 truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam ta.
* Chứng minh nội dung câu tục ngữ.
- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn. Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện...).
VD: + Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống những chung một giàn
- Yêu thương, giúp đỡ người khác là một nét đẹp đã có từ lâu đời trong nếp sống và trở thành một đạo lí sống của người Việt Nam. (Dẫn chứng: ca dao, tục ngữ, truyện...)
VD: + Lá lành đùm lá rách
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.(Dẫn chứng thực tế)
VD: Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt
c. Kết bài
- Tình nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
-Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
- Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
 
Top Bottom