Đề thi HKI tỉnh Thừa Thiên Huế 2014-2015

K

khai221050

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

2 bài 1,2 dễ ròi
3. Cho hàm số $y=(m-1)x+2$ ($d_1$)
a) Xác định m để hàm số đồng biến trên R
b) Với m=2, tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng ($d_1$) và ($d_2$): $y=2x-3$
**c) Trong mặt phẳng tọa độ Oxxy, xác định m để khoảng các từ gốc tọa độ đến dường thẳng ($d_1$) có giá trị lớn nhất.
4) dễ
5) cho đường tròn (O) đường kính AB=2R. Gọi M là một điểm trên đường tròn (O) (M không trung với A và B). Vẽ đường tròn tâm M tiếp xúc với AB tại H. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến Ac và BD với đường tròn tâm M (C,D là 2 tiếp điểm)
a) Chứng minh AC + BD = AB
b) Chứng minh CD là tiếp tuyển của đường tròn (O)>
c) Gọi K là giao điểm của AD và BC. CHứng minh KH//AC
Làm dò đáp án với mọi người :)
 
Last edited by a moderator:
D

dien0709

3. Cho hàm số y=(m−1)x+2 (d1)
a) Xác định m để hàm số đồng biến trên R
b) Với m=2, tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng (d1) và (d2): y=2x−3
**c) Trong mặt phẳng tọa độ Oxxy, xác định m để khoảng các từ gốc tọa độ đến dường thẳng (d1) có giá trị lớn nhất.

a,b dễ rồi

c)Viết lại d1 :(m-1)x+2-y=0=>d1 luôn qua A(0;2) với mọi m

Khi d1//Ox thì OA là khoảng cách từ O=>d1,vẽ hình ra,ta sẽ thấy với các d1 khác,OA luôn đóng vai trò là cạnh huyền trong tam giác vuông=>OA là khoảng cách lớn nhất, khi đó d1:y=2 <=>m=1
 
D

dien0709

5) cho đường tròn (O) đường kính AB=2R. Gọi M là một điểm trên đường tròn (O) (M không trung với A và B). Vẽ đường tròn tâm M tiếp xúc với AB tại H. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến Ac và BD với đường tròn tâm M (C,D là 2 tiếp điểm)
a) Chứng minh AC + BC = AB
b) Chứng minh CD là tiếp tuyển của đường tròn (O)>
c) Gọi K là giao điểm của AD và BC. CHứng minh KH//AC

a)Bạn đánh nhầm ,AC+BD=AB mới đúng phải ko,dễ

b)+)Tam giác nội tiếp AMB có AB cạnh huyền=>AMB=90 độ.Theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau,ta có
[TEX]\hat{AMB}=\hat{AMC}+\hat{BMD}\to \hat{CMD}=180^o[/TEX]=> C,M,D thẳng hàng
+)=>OM là đường trung bình của hình thang vuông ABDC=>[TEX]OM\perp CD[/TEX]đpcm

c)[TEX]AC//BD\to \frac{BD}{AC}=\frac{BK}{KC}=\frac{BH}{HA}\to HK//AC[/TEX]
 
N

nom1

3. Cho hàm số y=(m−1)x+2 (d1)
a) Xác định m để hàm số đồng biến trên R
b) Với m=2, tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng (d1) và (d2): y=2x−3
**c) Trong mặt phẳng tọa độ Oxxy, xác định m để khoảng các từ gốc tọa độ đến dường thẳng (d1) có giá trị lớn nhất.

a,b dễ rồi

c)Viết lại d1 :(m-1)x+2-y=0=>d1 luôn qua A(0;2) với mọi m

Khi d1//Ox thì OA là khoảng cách từ O=>d1,vẽ hình ra,ta sẽ thấy với các d1 khác,OA luôn đóng vai trò là cạnh huyền trong tam giác vuông=>OA là khoảng cách lớn nhất, khi đó d1:y=2 <=>m=1

O là gốc tọa độ
A là 1 điểm trên trục tung
với các d1 khác thì sao OA là canh huyền vậy?
 
L

leanboyalone

Câu c bài 3 là một câu phổ biến mà sao ở đây các bạn giải thấy khó hiểu?

Đường thẳng y = (m-1)x + 2 luôn luôn cắt trục tung tại điểm A(0;2)
và cắt trục hoành tại điểm B( -2/(m-1); 0)

Sử dụng hệ thức trong tg vuông OAB ta có:
1/OH^2 = 1/OA^2 + 1/OB^2 ta nhận được giá trị lớn nhất của OH là là 1 khi m = 1
(OH là khoảng cách từ gốc O đến AB)
 
Top Bottom