Đề thi HKI cực kì hấp dẫn , thú vị

B

betot00

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là đề thi lớp mình mới vừa thi xong hồi chiều còn nóng hổi và cực kì hấp dẫn :-"

Sở GDĐT Tỉnh Quảng Ngãi - Trường LK
Đề thi HKI - Năm học 2010-2011


Câu 1 : Cảnh cho chữ trong Chữ Người Tử Tù của Ng Tuân , theo em : Biệt ly hay là hội ngộ ?

Câu 2 : Hãy phân tích ngắn gọn cá tính sáng tạo của nhà văn qua văn bản vh sau :

Hỏi

“Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà đỏ?
Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy thì trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng?
Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ”.

(Giả Bình Ao, TQ)​

Câu 3 : Hãy bình luận câu chuyện sau đây , qua đó hãy cho biết suy nghĩ của e về nhận định : " Hạnh phúc của một tâm hồn đc người khác sẻ chia . Đó là quà tặng cuộc sống. "

Vai diễn cuối cùng

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp 1 trường làng.
Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đây bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy háo hức đưa tay vẫy chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."
Hôm sau, người em thấy ông anh giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời .

Mời các bạn cùng làm bài và đánh giá về đề :))
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Đề hay :x
+ khó :|

Câu 1 : Cảnh cho chữ trong Chữ Người Tử Tù của Ng Tuân , theo em : Biệt ly hay là hội ngộ ?

Đôi khi có những ranh giới mà ta cần phải xác định rõ ràng để biết đâu là đúng, đâu là sai. Nhưng đôi khi, ta cần phải lạc lõng giữa 2 thế giới, 2 hoàn cảnh để cảm nhạn một cách sâu sắc hơn về nó, ta đứng giữa 2 thế giới đó, nhìn cái bên này để cảm nhận cái bên kia.
Biệt ly hay Hội ngộ.
Trong văn chương, cũng như cuộc sống, đứng ở giữa - để nhìn xuyên suốt mọi thứ.
Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có - là nơi 2 loại người trong xã hội, có thể nói là đối lập nhau - địa diện cho cái ác và đại diện cho việc chống lại điều ác - tìm đến với nhau bằng một sự đồng cảm về nghệ thuật - đó là hội ngộ.
Cũng từ việc cho chữ cuối cùng trong đời ấy, ngày mai Huấn Cao sẽ phải từ bỏ cuộc đời này, một hiện thực.
Đứng từ hoàn cảnh biệt ly mà nhìn về việc hội ngộ. Một sự hội ngộ mở đường cho biệt ly.
Ranh giới mong manh ấy, đôi khi cần mơ hồ như thế, để giá trị nhân văn của tác phẩm nó vẫn đẹp trong lòng người đọc. ;))
Ở đây, để thể hiện cái Chân-Thiện-Mỹ mà Nguyễn Tuân muốn nói đến, thì sẽ là mọt sự hội ngộ cho những con người yêu cái đẹp, cảm mến nghệ thuật. Còn sự biệt ly chỉ là 1 điều vô hình, ko thể nào xóa bỏ đi cái đẹp một khi con người ta đã muốn tìm đến nó. :D



Câu 2 : Hãy phân tích ngắn gọn cá tính sáng tạo của nhà văn qua văn bản vh sau :

Hỏi

“Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà đỏ?
Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy thì trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng?
Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ”.

(Giả Bình Ao, TQ)
Một nhà văn biết tìm đến cái khuất mắc ẩn sâu trong cuộc sống.
Từ những việc bình thường mà nêu lên một vấn đề to lớn, cần phải làm rõ. Một việc nhỏ không được giải quyết khi tích tụ sẽ thành một vấn đề lớn.
...
Đề này ai làm tiếp giùm :((

Câu 3 : Hãy bình luận câu chuyện sau đây , qua đó hãy cho biết suy nghĩ của e về nhận định : " Hạnh phúc của một tâm hồn đc người khác sẻ chia . Đó là quà tặng cuộc sống. "

Vai diễn cuối cùng


Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp 1 trường làng.
Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đây bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy háo hức đưa tay vẫy chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."
Hôm sau, người em thấy ông anh giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời .

Sinh ra trên đời, không tự nhiên mà ta có được cho mình một hi vọng, một niềm tin, một mong đợi mà là nhờ cuộc sống, đã vun đắp khiến chúng ta ấp ủ một ước mơ. Một đứa trẻ - một diễn viên già, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất kì ai cũng tồn tại cho mình một việc cần pahir làm cho chính mình và cho cuộc sống. Biết hi vọng và kiên trì chờ đợi để đạt được ước mơ. Con người ta sống trên đời, tệ nhất ko phải là ko thực hiện được ước mơ mà là ko biết ước mơ để mà cố gắng thực hiện. Một đứa trẻ đã biết hằng ngày đợi tàu, hằng ngày vẫy tay để được đến một nagyf thấy được cái vẫy tay đáp lại của một người trên tàu. Nhưng lại không nhận được một sự phúc đáp nào, chỉ vì tất cả mọi người trên những toa tàu kia đều đang mệt mỏi cho một chuyến đi dài, không để ý đến một điều bé nhỏ đang chờ đợi họ ở trên bãi cỏ ở thung lũng ấy. Vô tình hay cố ý - họ đã bỏ qua một điều giản dị trong cuộc sống - phải biết dừng lại và thôi suy nghĩ về những điều rắc rối trong cuộc sống, chỉ để cảm nhận một điều gần gũi đang tồn tại quanh đây - giá như chỉ một người trên con tàu kia biết bỏ đi những suy nghĩ về việc phải bương chải thế nào trong cuộc sống đó thì đã có thể nhìn thấy được bàn tay nhỏ bé ấy đang vẫy. Một đứa trẻ vẫn không từ bỏ ước mơ của mình cho dù nó quá khó để thực hiện nếu như vẫn không tìm được một người biết dừng lại và suy nghĩ, nhưng cậu vẫn ngồi đó, trên bãi cỏ ấy, để vẫy tay, mong đến một ngày tìm ra được một sự đồng cảm.
Rồi thì ông diễn viên già đã thấy, một sự báo đáp cho những kiên trì chăng!
Ông làm một việc đối với ông là đơn giản, ông muốn tìm đến cho mình một điều gì thầm lặng, giúp đỡ cho cậu bé bằng chính tấm lòng của một con người luôn biết cảm nhận.
Niềm vui của cậu bé khi thấy được cái vẫy tay đáp lại, chỉ thế thôi, những đó lại là một niềm vui vô tận của tâm hồn non nớt ấy. Cả người ban tặng và người được ban tặng đều vui.
Dù nó không phải là một sự ngẫu nhiên, đó là một sự sắp đặt, nhưng dù sao đó vẫn là tấm lòng của ông diên viên già.
Ban tặng một điều tốt cho người khác, không nhất thiết phải vô tình mà có, mà chỉ cần một tấm lòng đồng cảm cũng đủ. Dù là cố ý hay vô tình thì đó vẫn đem lại cho người khác một niềm vui, con đường mang đến niềm vui cho một người, chỉ đơn giản thế thôi, bằng một sự quan tâm, không cần là phải tự nhiên, chỉ cần có tấm lòng, một vài lwoif quan tâm, một vài hành động chia sẻ , là đủ.
Một khi được sẻ chia, được đồng cảm, một điều mà xã hội loài người cần phải có thì một khi nó tìm thấy được, cảm nhạn được, thì là một món quà mà không phải tạo hóa ban cho, mà chính là món quà mà chính những con người ấy, cuộc sống ấy đã ban tặng.
"Đôi khi, chỉ cần một nụ cười thôi, cũng đủ khiến cho trái tim đang cô đơn kia hòa vào nhịp đậ của hạnh phúc."
:|
 
Last edited by a moderator:
C

cobemuadong_710

Đây là đề học kì ban nào thế?? Đọc cái đề thấy khó vậy :|
Ban A thì chết mất... câu 2 chắc khó nhất...
 
Top Bottom