Phần I :
Câu 1 : Đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '' của tác giả Phạm Văn Đồng.
Câu 2 : Qua đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ. Cảm nhận của em về phẩm chất tốt đẹp ấy của Bác :
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Câu 3 :
Người ta làm tất cả các cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
=> C1 : Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
C2 : Tất cả các cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
Câu 4 : Các cụm chủ - vị :
- Chị Ba / đến
CN VN
=> Làm chủ ngữ.
- tôi / rất vui và vững tâm.
CN VN
=> Làm phụ ngữ cho động từ '' khiến ''
Phần II :
1. Mở bài :
- Giới thiệu chung về vấn đề : cha mẹ quá nuông chiều, khiến con không biết tự lập.
- Dẫn dắt vào đề.
2. Thân bài :
- Vì sao các bậc cha mẹ quá nuông chiều con ?
- Điều đó sẽ có hại gì cho các con ?
- Các con sẽ cảm thấy như thế nào khi còn nhỏ, và khi trưởng thành sẽ gặp những rắc rối gì ?
- Cha mẹ nên yêu thương con nhưng không nên nuông chiều quá mức, chỉ trong giới hạn cho phép chứ không phải việc gì cũng làm hộ con. Điều này sẽ giúp con có tính tự lập và dễ dàng hơn trong cuộc sống.
- Nên cho con thường xuyên tự làm những việc vừa sức, trong khả năng của bản thân, ý kiến về những công việc ảnh hưởng đến con ( như chuyển trường,..... )
- Con cái cần trao đổi với cha mẹ để nhận được lời khuyên hữu ích.
3. Kết bài :
- Khẳng định tính sai lầm của vấn đề trên.
- Liên hệ bản thân.