Văn 11 Đề thi giữa học kì I

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,482
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Đọc - hiểu
Đọc văn bản:
Đi không há lẽ trở về không,
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?
Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.
(Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ)


Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra từ ngữ thể hiện không gian nghệ thuật trong văn bản.
Câu 3: Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

Câu 4: Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: "Đã mang tiếng ở trong trời đất,/Phải có danh gì với núi sông." gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. Làm văn (cần dàn ý chi tiết ạ)
Câu 1:
Lòng vị tha có ý nghĩa trong cuộc sống như thế nào? Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về nội dung trên.
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bức tranh thu trong đoạn thơ sau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
 
  • Like
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
I. Đọc - hiểu
Đọc văn bản:
Đi không há lẽ trở về không,
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?
Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.
(Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ)


Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra từ ngữ thể hiện không gian nghệ thuật trong văn bản.
Câu 3: Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

Câu 4: Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: "Đã mang tiếng ở trong trời đất,/Phải có danh gì với núi sông." gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. Làm văn (cần dàn ý chi tiết ạ)
Câu 1:
Lòng vị tha có ý nghĩa trong cuộc sống như thế nào? Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về nội dung trên.
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bức tranh thu trong đoạn thơ sau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
_haphuong36_I. Đọc hiểu
Câu 1: phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm
Câu 2: điền viên, tang bồng, trời đất
Câu 3: Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Dở đem thân thế hẹn tang bồng
Điền viên: thú vui làm vườn
Tang bồng: chí làm trai, con trai theo tục truyền cũ phải tung hoành ngang dọc


Hai câu thơ đối nhau về mặt nội dung. Câu thơ thứ nhất nói về cái cảnh an nhàn, thú vui tao nhã của cuộc đời là làm vuờn, hòa mình với thiên nhiên. Câu thơ thứ hai nói về chí làm trai, cái sức trẻ nhiệt huyết phải được bộc phá, ngạo nghễ, khí phách. Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần nếm trải cay đắng, thất bại, lui mình về chốn điền viên nhưng ''hẹn tang bồng'' khiến ông không thể bỏ cuộc, luôn lạc quan với niềm vui phơi phới. Một sĩ tử có tài năng đích thực mới có sự thách thức và niềm tin mạnh mẽ như vậy.
Trích link: https://diendan.hocmai.vn/threads/doc-hieu-di-thi-tu-vinh.845018/post-4108780
Câu 4:
Con người cần phải có lí tưởng và hoài bão đẹp về công danh, tự tin và lạc quan trong học tập và thi cử. Con người ấy đáng để ta học tập. Câu thơ về "Chí làm trai" của Nguyễn Công Trứ giống như một câu danh ngôn mang ý nghĩa sâu sắc. "Núi sông" là đất nước, ngày nay là Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần có nhiều tài năng lỗi lạc "có danh" và làm nên sự nghiệp lớn "đào núi và lấp biển" như Bác Hồ đã dạy thanh niên.
Trích link: https://diendan.hocmai.vn/threads/di-thi-tu-vinh.841070/post-4096197
II. Làm văn:
Câu 1
Bạn tham khảo qua link: https://diendan.hocmai.vn/threads/lop-10-van-nghi-luan.276698/post-2198048
Câu 2
1. Mb: Tác giả, tác phẩm:
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- Là con người có tài năng, cốt cách thanh cao, nặng lòng với đất nước nhưng lại bất lực trước thời cuộc.
- Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
Sự nghiệp:
- Sáng tác cả chữ Hán, chữ Nôm và có hơn 800 bài.
- Giới thiệu tác phẩm
- Vấn đề nghị luận
Khái quát chung:
- Nằm trong chùm thơ thu, nêu nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
* Nội dung:
- Tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, bạn bè.
- Phản ánh được cuộc sống của con người khổ cực.
- Lên án, đả kích bọn thực dân, bọn thống trị.
* Nghệ thuật:
- Sự hòa quyện giữa yếu tố trào phúng và trữ tình (nhẹ nhàng mà sâu cay)
2. Phân tích tp
* Điểm nhìn: Từ gần đến xa, cao rồi lại trở về gần.
-> Đón nhận cảnh thu theo nhiều chiều, vừa khái quát vừa cụ thể.
* Đặc điểm:
- Mang hồn vía, cảnh sắc mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ:
+ Hình ảnh "ao thu"- "lạnh lẽo", "trong veo"-> sự vắng vẻ, làn nước trong veo chính là sắc nước mùa thu, "thuyền câu"- "bé tẻo teo".
Lời bình: "Vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ có nhiều ao nhỏ, điều đó lại càng làm cho thuyền câu thêm nhỏ, vừa xinh vừa bé".
+ "Sóng biếc" thì "hơi gợn tí" tức là xanh, gợn nhẹ trên mặt ao thu.
-> Mặt nước ao thu với những chuyển động nhẹ nhàng của từng gợn sóng nối nhau.
+ "Lá vàng" - "khẽ đưa vèo" -> chiếc lá thu rụng nhưng nó bay xoay xoay trong không gian và khẽ khàng đậu xuống"
Nâng cao: Liên hệ thơ Tản Đà: "Vèo trông lá rụng đầy sân"
_Cảm thu_
+ "tầng mây lơ lửng" - từ láy gợi về trạng thái động rất nhẹ của mây.
+ "Ngõ trúc quanh co": gợi về 1 không gian hẹp, hai bên trồng tre trúc đúng tính chất làng quê xưa.
-> Gợi hồn vía làng mạc quê hương; không gian hết sức vắng lặng.
=> Chất liệu để làm nên bức tranh thu được lấy từ vùng đồng bằng chiêm trũng- quê hương của tác giả, không còn mang tính ước lệ của thơ ca trung đại.
- Màu sắc: các điệu xanh: xanh của trời, xanh của nước, của bèo, của sống cây chen ngang điệu vàng của chiếc lá thu rơi.
-> Màu sắc đặc trưng của mùa thu.
- Không gian rộng, tĩnh lặng.
- Tràn đầy sức sống của mùa thu bởi vạn vật đang chuyển động.
-> Tình cảm của tác giả: yêu thiên nhiên, gắn với mảnh đất mình sinh sống, có thể tạo được bức tranh thu có thần thái, sinh động.
Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Hình ảnh thơ thân thuộc, bình dị.
- Ngôn ngữ bình dị mà tinh tế, đặc biệt thành công ở các từ láy "lạnh lẽo", "tẻo teo",...
- Cách gieo vần "eo" khiến cho mọi vật dường như thu nhỏ lại.
Khẳng định giá trị tp, liên hệ tác phẩm khác
3. Kết bài
 
Last edited:
  • Like
Reactions: _haphuong36_
Top Bottom