đề thi giữa học kì 2 lớp 11 cần giúp

T

thu07102010

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1 : trong không khí cho 2 dòng điện I1=1A , I2 =0,5 A chạy ngược chiều nhau trong 2 dây dẫn song song và cách nhau một đoạn d = 10cm . tìm quỹ tích các điểm M mà tại đó cảm ứng tứ tổng hợp bằng không
bài 2 :một sợi dây dẫn được được uốn thành khung hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=10cm , BC=8cm được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây và có độ lớn B = 10^-5T. Cho dòng điện I=0,5A chạy vào khung dây theo chiều ABCDA. Vẽ và tính độ lớn lực từ tác dụng lên mỗi cạnh trong khung suy ra lực từ tổng hợp tác dụng lên khung , hướng của B là từ ngoài váo trong
bài 3 : một electron có điện tích q=-1,6*10^-19C có m=9,1*10^-31 kg đang chuyển động với vận tốc v= 1,2*10^6 m/s thí đi vào trong vùng điện trừng đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,125 T biết v vuông góc với B . chứng tỏ quỹ đạo chuyển động của electron trong từ trường là một đường trong tìm bán kính quĩ đạo tròn này
bài 4 : một khung dây phẳng hình vuông a = 5cm chỉ có một vòng dây đuợc đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,01 T .tính từ thông qua diện tích của khung nếu :
a/ véctơ B có phương vuông góc với mặt phẳng khung
b/ véctơ B có phương hợp với mặt phẳng khung góc 30 độ






mình cần gia sư trực tuyến nếu được pm cobevuituoi_cobevuituoi78
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

bài 1 : trong không khí cho 2 dòng điện I1=1A , I2 =0,5 A chạy ngược chiều nhau trong 2 dây dẫn song song và cách nhau một đoạn d = 10cm . tìm quỹ tích các điểm M mà tại đó cảm ứng tứ tổng hợp bằng không

Gọi [TEX]\vec{B_1} ; \vec{B_2}[/TEX]lần lượt là các vec tơ cảm ứng từ tương ứng tại điểm M

Ta có : [TEX]\vec{B_1} + \vec{B_2} = 0 [/TEX]
[TEX]\Rightarrow \vec{B_1} ; \vec{B_2} [/TEX] ngược hướng và có độ lớn bằng nhau.

[TEX]\Leftrightarrow \left{ M \ nam \ trong\ mat\ phang\ chua\ 2\ dong\ dien \ va\ nam\ ngoai\ day\ dien. \\ \frac{I_1}{r_1} = \frac{I_2}{r_2} \Leftrightarrow r_1= 2 r_2 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow[/TEX] Quỹ tích của điểm M là :
- Đường thẳng song song với 2 dòng điện cách dòng điện 1: 20cm; cách dòng điện 2 : 10 cm.
picture.php


Sáng mai nếu chưa có ai làm thì mình sẽ làm tiếp :), I2 mình vẽ bị ngược chiều, :D
 
Last edited by a moderator:
D

duynhana1

bài 2 :một sợi dây dẫn được được uốn thành khung hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=10cm , BC=8cm được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây và có độ lớn B = 10^-5T. Cho dòng điện I=0,5A chạy vào khung dây theo chiều ABCDA. Vẽ và tính độ lớn lực từ tác dụng lên mỗi cạnh trong khung suy ra lực từ tổng hợp tác dụng lên khung , hướng của B là từ ngoài váo trong
Lực từ tác dụng lên mỗi đoạn AB, CD :
[TEX]F_1 = BIl sin \al = 10^{-5} . 0,1 . 0,5 . 1 = 5.10^{-7} ( N)[/TEX]

Lực từ tác dụng lên mỗi đoạn BC, AD :

[TEX]F_2 = BIl sin \al = 10^{-5} . 0,08 . 0,5 . 1 = 4.10^{-7} (N)[/TEX]

Hướng của các lực tác dụng lên cạnh là nằm trên mặt phẳng khung dây và vuông góc với các cạnh
, hướng ra phía ngoài ( chỗ từ ngoài vào trong không rõ lắm, cho từ mặt Nam sang mặt Bắc thì rõ hơn^^)

\Rightarrow
Tổng hợp lực = 0 .
 
D

duynhan1

bài 3 : một electron có điện tích q=-1,6*10^-19C có m=9,1*10^-31 kg đang chuyển động với vận tốc v= 1,2*10^6 m/s thí đi vào trong vùng điện trừng đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,125 T biết v vuông góc với B . chứng tỏ quỹ đạo chuyển động của electron trong từ trường là một đường trong tìm bán kính quĩ đạo tròn này


Bài 3:
Phần chứng minh thì mình không biết.

Tìm bán kính thì ta có :

Lực Lo-ren-xơ tác dụng đóng vai trò là lực hướng tâm.

[TEX]F = |q| . v .B . sin \al = 2,4.10^{-14} [/TEX]

Mà [TEX]F_{ht} = \frac{mv^2}{R} \Rightarrow R = \frac{mv^2}{F} = 5,46.10^{-5} m [/TEX]

bài 4 : một khung dây phẳng hình vuông a = 5cm chỉ có một vòng dây đuợc đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,01 T .tính từ thông qua diện tích của khung nếu :
a/ véctơ B có phương vuông góc với mặt phẳng khung
b/ véctơ B có phương hợp với mặt phẳng khung góc 30 độ

a)
[TEX]\Phi = BS cos \al = 0,01 . 25 .10^{-4} . cos 0 = 2,5.10^{-5} [/TEX]

b)
[TEX]\Phi = BS cos \al = 0,01. 25 , 10^{-4} . cos 60 = 1,25.10^{-5}[/TEX]




 
Top Bottom