Đề thi giữa HK II

A

alogin

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Nghị luận xã hội:
a/ Tính ích kỷ là thuốc độc giết chết tình bạn.
b/ Cuộc đời là cái thang không có nấc chót
Học tập là quyển vở không có trang cuối cùng.
2/ Phân tích 4 nhân vật:
a/ Mị
b/ Tràng
c/ Tnu
d/ Việt

Ai bik có những dàn ý hay văn mẫu thì giúp mình nha.
Thanks các bạn nhìu.
 
T

thuy_078

Nhân vật Mị.
- Nhân vật Mị được tác giả tập trung khắc họa với sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, vượt lên kiếp sống đầu đau khổ, tủi nhục ,hướng tới cuộc sống mới tốt lành. Các ý chính trong nhận xét của Tô Hoài: nêu rõ cuộc sống cực nhục của con người dân nghèo miền núi; đề cao bản chất tốt đẹp và khẳng định sức sống bất diệt của con người.
- Con người tốt đẹp bị đày đọa:
+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời. Cô không những chăm chỉ làm ăn mà còn yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình.
+Phẩm chất tốt đẹp nhất của Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Mị thà chết còn hơn sống khổ nhục, nhưng rồi Mị chấp nhận sống khổ nhục còn hơn là bất hiếu, còn hơn thấy cha mình già yếu vẫn phải chịu bao nhục nhã, khổ đau.
+ Mang danh là con dâu thống lí, vợ của con quan nhưng Mị lại bị đối xử như một nô lệ. Mị ở nhà chồng mà như ở địa ngục với công việc triền miên. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.
+ Trong cuộc sống tù hãm, Mị vô cùng buồn tủi, uất ức. Muốn sống cũng chẳng được sống cho ra người, muốn chết cũng không xong, dường như Mị bắt đầu chấp nhận thân phận, khốn khổ, sống như cái bóng, như “con rùa nuôi trong xó cửa”
- Sức sống tiềm tang, mạnh mẽ.
+ Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, khát khao hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị. Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về tời con gái,Mị sống lại với niềm say mơ yêu đời của tuổi trẻ. Trong khi đó tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.
+ Mị thăp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị ASử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do,Mị vùng bước đi.
+ Mới đầu thấy Aphủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên . Nhưng đêm ấy, Mị thấy dòng nước mắt trên má A Phủ, nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm xuân năm trước, Mị đồng cảm, thương xót cho A phủ. Phân tích nét tâm lý: Mị thấy cái chết sắp tới với A phủ là oan ức, phi lí; Mị không sợ hình phạt của Pá Tra; ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị thắng nỗi sợ hãi, biến Mị thành con người dũng cảm hành động cắt dây trói cứu Aphủ
+ Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối, với bao giằng xé trong lòng. Nhưng rồi khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt, Mị vụt chạy theo Aphủ đến với tự do.
 
T

thuy_078

Nhân vật Việt
- Việt – người thanh niên với những phẩm chất hồn nhiên
+ Giữ trong mình cái ná thun từ thuể nhỏ dù đã cấm sung đánh giặc.
+ Khi bị thương nặng trong đếm tối, không sợ chết mà sợ bóng đêm và sợ ma.
+ Tranh giành với chị từ việc đi soi ếch đến việc lập chiến công, giành đi bộ đội với chị chiến.
+ Việt là một hình ảnh sinh động của tuổi trẻ Việt Nam trog cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ.
- Tình cảm với gia đình sâu sắc
- + Thương mẹ, thương chị, thuonwg chú năm
- + Khi việt bị thương, hình ảnh của cha mẹ cứ ẩn hiện chạp chờn trong tình yêu thương vô bờ của Việt.
- Việt mang trong mình phẩm chất người anh hung
- + Gan góc, chiến đấu với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần, với ý chí và truyền thống gia đình cách mạng.
+ Dũng cảm: cùng chj bắn cháy tàu giặc
+ Dù bị thương, dù tỉnh dù mê dù kiệt sức vẫn sẵn sang chiến đấu.
+ Những phẩm chất đẹp đẽ của Việt được Nguyễn Thi khắc họa thật sâu sắc nét và độc đáo. Nhưng, nếu câu chuyện của gia đình của gia đình Việt là một “dòng sông” thì Việt là khúc sông sau – Việt đã tiếp nối được truyền thống của cha ông, quyết định cầm sung đi trả thù cho gia đình, quê hương.
- Việt mang trong mình vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, gan dạ, đáng yêu nhưng rất mực anh hung dung cảm. Việt đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hung thời đại dánh Mỹ.
Nhân vật Tràng
- Hạnh phúc đến quá tình cờ khiến tráng choáng váng. “Mới đầu anh chàng cũng chợn” nhưng ngay sau đó lại “ tặc lưỡi một cái: - chậc kệ!”. Tấm lòng thương ngày, và sâu xa bên trong là niềm khát khao hạnh phúc, đã khiến Tràng dám liều lĩnh thách thức với cái đói (dẫn đàn bà về nhà,mua dầu thắp …)
- Kim Lân đã diễn tả rất hay tâm lí của tràng trước cái hạnh phúc tình cờ nhặt được.
- + Đoạn văn miêu tả cảnh Tràng đưa vợ về nhà đã thể hiện chân thực tâm trạng của một anh chàng dở hơi mà bỗng nhiên có vợ.
- Niềm hạnh phúc bộc lộ rõ qua nét mặt và cử chỉ của nhân vật: “Mặt hắn có một vẻ gì gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”; thấy bọ trẻ con chạy ra đón, “Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng” vì sợ chúng đùa dai như mọi khi; biết mọi người trong xóm đang chắm chú nhìn mình, hắn thích ý và “cái mặt vênh lên tự đắc với mình”; lúc chỉ có hai người trên quãng đường vắng, “hắn định nói với thị một câu rõ tình tứ mà chẳng biết nói thế nào. Hắn cứ lung ta lung túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia đi bên cạnh người đàn bà”. Vì e thẹn, ngượng nghịu, nên cuộc đối thoại giữa Tràng và người đàn bà thật rời rạc, toàn những lời nhát gừng, cộc lốc. Hạnh phúc đến quá bất ngờ, đến nỗi hai người đi bên nhau mà vẫn chưa kịp hết xa lạ với nhau.
- Xúc động nhất là đoạn miêu tả trực tiếp những cảm giác trong lòng Tràng: “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hang ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy. Nó ôm ấp,mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lung”. Cái cảm giác mà Tràng không biết gọi là gì áy, chính là hạnh phúc.
- Cho đến sáng hôm sau, lúc hai người đã thực sự là vợ chổng rồi, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng: “Trong người êm ái lửng lơ nhue người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”.
- Sức mạnh kì diệu của hạnh phúc đã làm thay đổi hẳn con người Tràng. Không còn cái dáng đi “ngật ngưỡng”. “từng bước mệt mỏi”…. bây giờ là cái dáng đi đàng hoàng và tỉnh táo: “hắn chắp… ra sân”.
- Sự thay đổi của dáng vẻ bề ngoài nói lên sự thay đổi lớn lao của tâm hồn. Nhìn cảnh mẹ đang dọn vườn, người vợ đang quét sân, tràng vô cũng xúc động “cảnh tượng ấy…vợ con sau này. = = => ý thức sâu sắc vè tình cảm và trách nhiệm gia đình, đồng thời cũng biết nghĩ đến tương lai.
-
 
M

meobachan

Em làm nốt nhân vật Tnu ;)
- Nhân vật Tnu - nhân vật trung tâm của truyện ngắn, tiêu biểu cho vẻ đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ và bất khuất kiên cường.
- Vẻ đẹp của Tnu trước hết là vẻ đẹp của con người miền núi chân thành, thật thà. Điều đặc biệt là Tnú là người thanh niên miền núi được giác ngộ lý tưởng cách mạng ngay từ đầu.
- Vẻ đẹp của Tnú hiện ra bất khuất, kiên cường, dũng cảm trong cuộc đối đầu trực diện với kẻ thù, cắn răng chịu dựng không khai, không đầu hàng. Hình ảnh Tnú bị kẻ thù dúng nhựa cây xà nu đốt cháy 10 ngón tay gây nhiều xúc động cho mọi người. Ngọn lửa chay trên 10 đầu ngón tay mang ý nghĩa biểu tượng, trở thành ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho mọi hành động.
- Nhân vật Tnú nhiều khi không tính toán so đo trong hành động, đối với kẻ thgù thì phải chông` lại chúng, phải tiêu diệt chúng, quyết tâm không để chúg làm hại bản làng, chà đạp giày xéo lên quê hương. Chính vì thế, vẻ đẹp của Tnú tạo ra khả năng kích thích, lôi cuốn những người khác, tạo ra cuộc đấu tranh liên tiếp của nhiều thế hệ, với truyền thống bất khuất.
- Vẻ đẹp của Tnú còn thể hiện qua tình vợ chồng thuỷ chung, biết nuôi dưỡng mối thù mà bon giặc gây ra cho bản thân, cho gia đinh, cho làng xóm. Vẻ đẹp ấy cũng thể hiện tình nghĩa đồng bào gắn bó keo sơn. Tnú chiến đấu, chấp nhận mọi đau đớn để cho dân làng thấy được lẽ phải, để cho bản làng được tự do.
-
 
Top Bottom