Sử Đề Thi Đội Tuyển Học Sinh Giỏi Khối 11

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

KÌ THI ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2017 - 2018
Câu 1 (1,0 điểm):
Tại sao nói: Cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ XX?
Câu 2 (1,0 điểm):
Vì sao Nhật Bản chấp nhận đầu hàng đồng minh không điều kiện ngày 15-8-1945?
Câu 3(1,0 điểm):
Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi(1911). Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 4(1,0 điểm):
Giải thích vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
Câu 5(1,0 điểm):
Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ? Cuộc khủng hoảng kinh tế(1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào?
Câu 6(1,0 điểm):
Chính sách đối ngoại của Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ những chính sách đó hãy rút ra nhận xét.
Câu 7(1,0 điểm):
Hoàn cảnh ký kết và nội dung của Hiệp ước 1862 mà triều đình Huế ký với thực dân Pháp. Ảnh hưởng của Hiệp ước này đến tình hình Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX.
Câu 8(1,0 điểm):
Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng: Chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 9(1,0 điểm):
Diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ hai (5-1883). Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó.
Câu 10(1,0 điểm):
Vì sao Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vich (3-1921) quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến (1918-1921) sang Chính sách Kinh tế mới (1921-1925)? Thực chất của Chính sách Kinh tế mới là gì.
------Hết------
KÌ THI ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2017 - 2018
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
Đáp án
1. Tại sao nói: Cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ XX?
Cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ XX vì:
Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đưa đến việc thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nước Nga nói riêng và thế giới nói chung:
- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa.
- Sự ra đời của nhà nước XHCN đã đưa nhân dân lên nắm quyền với mục đích cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng con người thoát khỏi xiềng xích làm chủ đất nước và vận mệnh của mịnh, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, công bằng cho người lao động.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới, cũng như phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
- Mở ra một kỉ nguyên mới, làm thay đổi vận mệnh của đất nước và số phận hàng triệu người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng
2. Vì sao Nhật Bản chấp nhận đầu hàng đồng minh không điều kiện ngày 15-8-1945?
Nhật Bản chấp nhận đầu hàng đồng minh không điều kiện ngày 15-8-1945 vì:
- Sự sụp đổ của phát xít Đức và I-ta-li-a ở châu Âu làm Nhật mất chỗ dựa, Nhật rơi vào thế tuyệt vọng. Hơn nữa Nhật lại bị thất bại trên các đảo Thái Bình Dương và sự thiệt hại nặng nề về không quân và hải quân trong những trận hải chiến với Mĩ. Mĩ chiếm được đảo Ô-ki-na-oa, cửa ngõ đi vào Nhật Bản.
- Hai quả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma (06-08-1945) và Na-ga-sa-ki(09-08-1945) gây tâm lý hoảng sợ và làm suy sụp tinh thần giới cầm quyền Nhật.
- Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông, tiêu diệt quân Nhật ở Trung Quốc, đặt Nhật vào tình thế thất bại khó tránh khỏi.
- Ở nhiều nước Đông Nam Á, phong trào chống Nhật đang lên sôi sục cùng với sức ép từ phía nhân dân và áp lực "chủ hàng" trong nội bộ giới cầm quyền Nhật.
3 . Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi(1911). Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Kết quả:
- Đã lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
Gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
- Cách mạng chỉ lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến lâu đời, mở đường cho CNTB phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- Song cách mạng Tân Hợi đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không động chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
4. Giải thích vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây vì:
- Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây như cải cách hành chính, tài chính, quân đội, trường học ..., tạo cho Xiêm một bộ mặt mới theo hướng phát triển TBCN.
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ; xóa bỏ chế độ tạp dịch của nông dân đối với địa chủ, quý tộc và nhà nước phong kiến, giải phóng số đông người lao động. Cải cách chế độ thuế khóa, giảm nhẹ thuế ruộng
+ Cải tổ chính trị, cải cách tài chính, quân đội, trường học theo kiểu phương Tây
- Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng được vị trí nước "đệm" giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị rơi vào tình trạng trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu sự lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
5. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ? Cuộc khủng hoảng kinh tế(1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào?
Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ vì:
- Ngay trong thời kỳ phồn thịnh, nền kinh tế Mĩ đã bộc lộ những hạn chế: Nhiều ngành công nghiệp chỉ sử dụng 60% đến 80% công suất, nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra, sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế (1929-1933).
Cuộc khủng hoảng kinh tế(1929-1933) ở Mĩ:
+ Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy, cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng làm cho hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Đến năm 1932, sản xuất công nghiệp của Mĩ giảm 2 lần so với năm 1929, 75% dân trại bị phá sản, hàng triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng ....
6. Chính sách đối ngoại của Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ những chính sách đó hãy rút ra nhận xét.
Chính sách đối ngoại:
- Ở châu Mĩ, Mĩ muốn độc chiếm khu vực Mĩ la tinh, biến đây thành sân sau của Mĩ: Loại bỏ ảnh hưởng của các nước phương Tây đối với khu vực này, đưa ra học thuyết "châu Mĩ của người châu Mĩ". Năm 1889 thành lập tổ chức Liên Mĩ, gây chiến tranh với Tây Ban Nha ...; Đầu thế kỷ XX Mĩ áp dụng chính sách "cái gậy lớn" và "Ngoại giao đồng đô la" để biến các quốc gia độc lập trẻ tuổi ở Mĩ la tinh thành các nước thuộc địa của Mĩ.
- Ở châu Á, Mĩ tìm cách bành trướng thế lực ra khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mĩ đề ra chính sách "mở cửa" để xâm nhập vào Trung Quốc; buộc chính quyền Mạc Phủ(Nhật Bản) ký điều ước bất bình đẳng; chiếm Philippin....
Nhận xét:
Chính sách đối ngoại của Mĩ phản ánh tham vọng bành trướng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của Mĩ nói riêng. Mà trọng tâm của chính sách đối ngoại Mĩ lúc này chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực Mĩ la tinh.
- Chính sách đối ngoại Mĩ có những điểm khác với các nước đế quốc chủ nghĩa khác, đó là Mĩ không chỉ đơn thuần dựa trên sức mạnh quân sự mà còn dùng sức mạnh kinh tế để đạt được mục tiêu biến các quốc gia độc lập (Mĩ la tinh) từ lệ thuộc về kinh tế thành lệ thuộc về chính trị
7. Hoàn cảnh ký kết và nội dung của Hiệp ước 1862 mà triều đình Huế ký với thực dân Pháp. Ảnh hưởng của Hiệp ước này đến tình hình Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX.
Hoàn cảnh ký kết Hiệp ước 1862 mà triều đình Huế ký với thực dân Pháp:
- Pháp đang giành được những thắng lợi quân sự quan trọng (chiếm đại đồn Chí Hòa, Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long). Nội bộ triều đình tiếp tục phân hóa, phong trào kháng chiến của nhân dân gây cho Pháp nhiều tổn thất (khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, ...). Phe chủ hòa là vua Tự Đức đã quyết định ký với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
Nội dung của Hiệp ước 1862 mà triều đình Huế ký với thực dân Pháp:
- Gồm 12 điều khoản, trong đó nhà Nguyễn nhường hản cho Pháp 3 tình miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn, bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc, mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán...
Ảnh hưởng của Hiệp ước này đến tình hình Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX:
- Hiệp ước đánh dấu sự bạc nhược và là sự kiện khởi đầu cho hành động đầu hàng của triều đình. Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì. Chúng ta mất một phần chủ quyền dân tộc.
- Việc ký Hiệp ước làm cho nhân dân hoang mang, mất lòng tin vào triều đình. Từ đây, triều đình ngày càng xa rời cuộc đấu tranh của nhân dân, gây bất lợi cho phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
8. Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng: Chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng biểu hiện:
- Chính trị: Các vua triều Nguyển ra sức khôi phục, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Quyền lực tập trung trong tay vua. Chỗ dựa nhà nước là giai cấp địa chủ, tư tưởng nho giáo được đề cao. Trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch. Với tư tưởng bảo thủ không tạo được bước phát triển mới.

- Quân sự lạc hậu, tinh thần chiến đấu sa sút, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc ''cấm đạo", "sát đạo" tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược nước ta.

- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, sa sút, nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng đất, đất đai phần lớn bị địa chủ bao chiếm, mất mùa, đói kém liên miên, nhân dân lưu tán...; Công thương nghiệp đình đốn, chính sách độc quyền công thương của nhà nước hạn chế sự phát triển sản xuất, thương mại; chính sách"Bế quan tỏa cảng" khiến cho nước ta bị cô lập.
- Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình Huế ngày càng gay gắt,.. Hơn 400 cuộc khởi nghĩa nổ ra trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX.
9.Diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ hai (5-1883). Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó.
Diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ hai (5-1883)
- Tháng 5-1883, trên chiến trường Cầu Giấy quân dân ta lại một lần nữa giáng cho giặc một đòn nặng nề. Ngày 19-5-1883, Ri-vi-e huy động 550 quân có đại bác yểm trợ, mở cuộc hành quân đánh ra Hà Nội theo đường Hà Nội đi Sơn Tây.
- Nắm được ý đồ của giặc, quân dân ta cùng đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tổ chức phục kích tại Cầu Giấy. Quân Pháp đại bại, nhiều sĩ quan, binh lính định bị chết và bị thương, Ri -vi-e cũng phải bỏ mạng. Tàn quân Pháp tháo chạy về Hà Nội
Kết quả và ý nghĩa
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
- Làm cho thực dân Pháp hết sức hoang mạng, dao động và tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc.
10. Vì sao Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vich (3-1921) quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến (1918-1921) sang Chính sách Kinh tế mới (1921-1925)? Thực chất của Chính sách Kinh tế mới là gì.
Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vich (3-1921) quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến (1918-1921) sang Chính sách Kinh tế mới (1921-1925) vì:
- Do chiến tranh và nội chiến kéo dài, kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.

- Trong hòa bình, Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp: quần chúng bất mãn, bọn phản động kích động nhân dân gây bạo loạn nhiều nơi.
- Nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vich (3-1921), quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến (1818-1921) sang Chính sách Kinh tế mới (1921-1925).
Thực chất của Chính sách Kinh tế mới là
Là chuyển từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế để sử dụng vốn, kinh nghiệm của tư bản trong và ngoài nước...
 
Top Bottom