Đề thi DH-CD 2010: Rừng Xà Nu Của Nguyễn Trung Thành

P

phamminhkhoi

Hãy phân tích nhân vật Tnú theop 2 hướng: một bổ dọc (theo chiều thưòi gian), một bổ ngang (theo mặt tính cách). Nói chung cần làm rõ theo phưong diện sau:(Cũng có thể phân tích theo các mặt tính cách, đây mình phân tich theo phương diện tư tương tác phẩm)

1. Chất anh hùng sử thi: Tnú là hình tượng tiêu biểu của một thế hẹ người Tây Nguyên anh hùng, gan dạ, kiên cường, bất khuất, dũng cảm, la hình tượng có tầm bao trùm & khái quát rất lớn của con người Nguyên nói chung và con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ nói riêng. Tên anh gắn liền với núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, nơi anh gắn bó trọn một nửa cuộc đời và trải qua bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu cạm bẫy, bao nhiêu thử thách. Hình ảnh anh đã vượt qua ngoài cái bó buộc để tiến tới một không gian sâu và rộng, hoà chung vưói hơi thở chiến đấu ngày một dồn dập, gấp gáp của quê hương mình(chất lãng mạn). Xây dựng hình ảnh Tnú tác giả đã tái hiện lại hình ảnh người anh hùng Tây Nguyên, một tượng đài đẹp trong kháng chiến & trong các bản sử thi dân tộc.

2. Lòng yêu nước; Điều làm nên nét đẹp của Tnú chính là lòng yêu da diết quê hương mình, điều đã nâng bước anh trên con đường đến với cách mạng. Điều đó làm nên ý chí, lên quyết tâm sắt đá đã được tôi luyện từ những ngày còn đi học ở rừng đến những tháng ngày đấu tranh vói kẻ thù sau song sắt và đói diện cả với cái chết. Hình ảnh Tnú với ngọn đuốc bừng lên mười đầu ngón tay sáng rực chính là hình ảnh đẹp tuyệt vời về ý chí kiên cường kỳ lạ và quyết tâm sắt đá, được tạo nên từ niềm tin tuyệt đối với Đảng, với cách mạng, vói quê huơng.

3. Hình tượng người anh hùng tây Nguyên: Bắt đầu từ cái tên Tnú là một cái tên dân tộc, người mộc mạc, chất phác, thật thà, có lúc đến như khờ dại (dẫn chứng), nhưng lại kiên quyết với kẻ thù hơn bất cứ ai, một đứa bé từng giận cả ngày vì thua bạn nhưng lại trơ trơ trước mũi súng kẻ thù, không để lộ ra ngoài đến một tin tức, một con người bình dị và chân chất trong cuộc sống nhưng trong gian khổ hi sinh lại hoá thân thành một bản anh hùng ca tuyệt đẹp, với những hình tượng tưởng như đã đi vào huyền thoại.

4. Tính sử thi: Tính sử thi bao hàm trong đó chất lãng mạn. Với rừng xà nu tác gỉa đã hàon toàn thoát thân khỏi hiện tại khổ đau để cất lên một khúc ca bi tránh anh hùng, tiến tới vưói lý tưởng cách mạng. ở đó ta không thấy lời than tiếng khóc dẫu có đầu rơi máu chảy, mà chỉ thấy một luồng ý chí đã được tôi luyện, đã được thử thách để rồi bưùng cháy lên ngọn lửa của niềm tin, của ý chí kiên định của cuộc dấud tranh mỗi ngày một lan rộng. đầu truyện là một rừng xà nu mát hút vào một tương lai loé lên một thứ nièm tin thoát ly hiện thức, ở cuối là một rừng xà nu trải dài một cuộc đấu tranh đang nối liền nhau bùng nổ ở khắp miền Nam.

_ Tinh hình tượng: Cụ Mết là hình ảnh của một thế hệ cũ, sau đó lâinh Quyết, làTnú, Mai, là Dít, những thế hệ cứ nối tiếp nhau bước tiếp trên con đường cách mạng, như những cây xà nu mọc lên trên mặt đất con chưa sạch hết hơi bom đạn kẻ thù (chú ý hình tượng rừng xà nu). và thê hệ trươc cứ dìu dắt thế hệ sau đó để rồi mãi đi tới thành công.

_ Chất anh hùng ca: toàn truyện là một khúc anh hùng ca tuyệt đẹp ca ngợi những người con tây Nguyên đứng lên giành lại quyền lợi của mình. Cả truyện sục sôi một không khí chiến đấu ngày một dồn dập và gấp gáp, với những con người đại diện cho một tầng lớp một thế hệ. Một làng Xô Man nhưng còn có hàng trăm, hàng nghìn làng Xô Man khác, đã cùng đồng lòng hợp sức chống laị kẻ thù chung, để cho cuộc kháng chién ngày một lan rộng, như những đồi xà nu nối nhau trải về xa tít tắp.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom