Văn Đề thi & đáp án tham khảo môn Ngữ Văn - kì thi THPTQG đợt 2 - 2021

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Last edited:

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
NHẬN ĐỊNH SƠ BỘ VỀ ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN - KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 (ĐỢT 2)
Đã ba ngày, kể từ ngày sĩ tử cầm bút thi môn tự luận duy nhất: Ngữ văn, song trên các trang mạng xã hội, sức nóng của kỳ thi và sự xôn xao của cư dân mạng xã hội dành cho đề thi lần hai môn Ngữ văn năm 2021 vẫn chưa có tín hiệu ngưng lại. Và tôi cũng xin phép được đưa ra một vài nhận định sơ bộ về đề thi môn Ngữ Văn hôm 6/8:
1. Phần đọc hiểu (3,0)
Phần Đọc hiểu lấy văn bản trích từ “Món quà cuộc sống” – là những văn bản khá gần gũi với học sinh, tuy nhiên những câu hỏi yêu cầu của phần này đòi hỏi thí sinh phải thực sự có chiều sâu trong nhận thức đánh giá, phải tư duy mạch lạc, sự hiểu biết mới có thể trả lời đầy đủ các ý hỏi được.
Giống như đề thi đợt 1 năm nay, sự phân bố cho bốn câu phần Đọc hiểu vẫn là (2 câu nhận biết, 1 câu thông hiểu – 1 câu vận dụng) khác biệt hoàn toàn so với năm 2020. Có thể thấy, cách phân bố điểm cho bốn câu đọc hiểu theo đáp án năm nay được đánh giá có phần không hợp lí, nhất là khi 50% đề dành cho dạng nhận biết (câu 1,2). Các bạn hoàn toàn có thể từ ngữ liệu chỉ ra đáp án là có thể nhận trọn vẹn số điểm
Cụ thể:
1. Mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh: Đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho thế hệ mai sau có thể phát triển trọn vẹn trong tương lai.
2. Những điều gần gũi, những việc làm đơn giản để xây dựng mái nhà chung: không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật...
Câu 3 ở mức độ thông hiểu yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của mình về một nhận định trong đoạn trích về cái chung, cái phổ biến trong mỗi cái riêng, cái cá thể - đây là câu hỏi cần có sự sâu sắc của tư duy và trải nghiệm. Tuy nhiên người làm chỉ cần khẳng định rằng trái đất chính là ngôi nhà lớn nhất mà chúng ta cần bảo vệ và ở bất kì nơi đâu, ta sẽ vẫn thấy rằng nó thật quen thuộc. Ở câu 3 đề đợt 1 đã có rất nhiều tranh cãi khi bộ đưa ra đáp án chính thức. Thế nhưng tôi vẫn tin rằng, rất nhiều thí sinh trả lời câu này một cách công phu, sâu sắc, trả lời bằng tất cả những trải nghiệm, hiểu biết cũng như tình cảm của các em dành cho “ngôi nhà chung”.
Câu 4: Câu hỏi vận dụng dành cho việc phát biểu quan điểm của HS về vấn đề đặt ra từ ngữ liệu được đặt với số điểm thấp (chỉ 0,5 điểm). Có lẽ, rất nhiều HS dồn sức để trả lời câu này vì nghĩ rằng lượng điểm dành cho câu này phải cao. Thế nhưng để đạt điểm tuyệt đối thì người làm cần viết cụ thể quan điểm của mình và lí giải thật sâu sắc thôi!
Nhận định chung: Ngữ liệu đọc hiểu tương đối hay và có tính thời sự, đề cập đến mối quan tâm chung của nhân loại. Tuy nhiên với đề thi như vật thì các câu hỏi ở phần đọc hiểu khá cơ bản, không khó đối với học sinh có học lực trung bình trở lên. Các em chỉ cần đọc kĩ văn bản, vận dụng các kĩ năng đọc hiểu thông thường là có thể hoàn thành tốt các câu hỏi này. Vì vậy, ở phần đọc hiểu, sẽ khá nhiều thí sinh đạt được từ 2 đến 2,5 điểm, thậm chí đạt điểm tối đa.
II. Phần làm văn:
Câu 1: (2 điểm) – Sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống

Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội vẫn giữ cấu trúc quen thuộc.
Câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là yêu cầu “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về một ý kiến trong đoạn trích: “Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đề chung dòng máu đỏ”. Khi viết bài viết, các bạn đừng quên rằng việc khẳng định tính đúng đắn của vấn đề và hướng đến sự phát triển chung của nhân loại. Đây là một quan niệm tiềm tàng các ý kiến đa chiều, bởi chúng ta đề xuất phát từ một nguồn gốc chung. Câu hỏi này tạo cơ hội chô các thí sinh có thể đưa ra nhiều phương án trả lời tùy theo quan niệm, nhận thức, cách nhìn của mỗi em với thế giới, con người. Đây cũng là câu hỏi có khả năng phân loại học sinh tương đối tốt khi hướng trả lời, cách lập luận phụ thuộc nhiều vào tư duy và bản lĩnh độc lập, tự chủ của học sinh. Câu NLXH này được đánh giá là phù hợp, vừa sức với học sinh.
Câu 2: (5 điểm) – Cảm nhận đoạn trích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng tù đó nhận xét cảm hứng lãng mạn của nhà thơ
Câu nghị luận văn học vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc, trong đó câu lệnh thứ nhất là nội dung chính của bài nghị luận yêu cầu thí sinh cảm nhận về 8 câu thơ trong đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; câu lệnh thứ hai mang tính khái quát và nâng cao khi yêu cầu thí sinh “nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ”. Với mô hình câu nghị luận văn học hoàn toàn không thay đổi so với đề thi đợt một thì thí sinh thi đợt 2 có thể được rút kinh nghiệm rất nhiều từ đáp án bài thi đợt 1. Chính vì thế, đây là một thuận lợi nho nhỏ cho các em trong kì thi muộn màng.
Để đáp ứng câu lệnh thứ nhất, thí sinh dự thi cần đưa ra cảm nhận của mình về những yếu tố sau:
- Vẻ đẹp thiên nhiên, con người miền Tây và tâm hồn người lính Tây Tiến
+Cảnh đêm liên hoan: tưng bừng, rộn rã; hình ảnh người thiếu nữ miền Tây e ấp trong xiêm áo lộng lẫy, duyên dáng,…
+ Cảnh chiều sương Châu Mộc: thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng,…
+ Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, hào hoa của người lính trẻ
- Ngôn ngữ sử dụng trong bài thơ giàu chất nhạc, họa hiện lên bằng bút pháp gợi tả mang đầy cảm hứng lãng mạn.
Cũng như hai yêu cầu trong bài thi đợt một, với bài thi đợt hai này, thí sinh có thể phân tích đồng thời những nét đặc sắc của cảm hứng lãng mạn rất điển hình trong hồn thơ Quang Dũng ngay trong quá trình cảm nhận các giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, hoặc tách thành hai luận điểm mạch lạc như yêu cầu của đề. Kiến thức và kĩ năng phân tích, cảm nhận, đánh giá… trong câu nghị luận văn học chắc chắn sẽ không gây khó dễ với các bạn thí sinh.
Ở câu lệnh thứ hai, thí sinh cần đi sâu nhận xét toàn diện cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ. Đó là một cảm xúc mãnh liệt của những chàng trai lứa tuổi đôi mươi, vượt lên khó khăn, khắc nghiệt. Trong hoàn cảnh khó khan, gian khổ ấy, con người vẫn giữ vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn của thiên nhiên và con người miền Tây. Phải chăng chỉ khi có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế thì Quang Dũng mới viết nên những vần thơ giàu cảm xúc như vậy. Những vần thơ Quang Dũng đã vượt qua những định kiến của thời đại để tồn tại và khẳng định được vẻ đẹp riêng không lẫn vào đâu được. Những dòng thơ giàu cảm xúc ấy phải chăng là “dược liệu” tưới mát tâm hồn người lính những đêm không ngủ, giúp họ có niềm tin và hi vọng hướng đến một tương lai tươi sáng. Quang Dũng đã mang đến cho thơ ca một “giọng nói riêng” không thể lẫn vào đâu được trong vườn thơ ca viết về thời kì kháng chiến chống Pháp phong phú.
Nhìn chung: Đề thi Ngữ văn trong kì thi TNTHPT 2021 đợt 2 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Cũng như đợt một, đề thi đợt hai vừa sức, quen thuộc, hơn thế nữa, do mô hình cơ bản không thay đổi so với đợt một nên các kiểu dạng câu hỏi không hề bất ngờ với thí sinh. Có lẽ vì vậy mà phổ điểm 7 sẽ là số điểm áp đảo. Khả năng phân loại của đề vẫn là sự phân loại của các mức độ đọc hiểu và cảm thụ văn bản, sự phân loại này hi vọng sẽ được ghi nhận bởi cách đánh giá tinh tế, chính xác của giám khảo.
Chỉ là bấy nhiêu nhận định sơ bộ thôi, hy vọng sẽ không nhận về nhiều gạch đá. Chúc các bạn thí sinh sẽ có một con điểm như ý!
 

HMF Ngữ văn

BQT môn Văn
2 Tháng năm 2017
390
5,243
451
Chào mọi người, sau đây là lời giải cho đề thi THPTQG 2021 môn Ngữ Văn do chính tay BQT box Văn biên soạn

Phần I, Đọc hiểu:

Câu 1:
- Mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh này vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau – bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch – có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.

Câu 2:
- Những việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung: Không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật...

Câu 3:
- Dù có đứng ở vị trí nào trên trái đất này đi chăng nữa thì chúng ta đều đang ở nhà, đang tồn tại và sinh sống trên chính ngôi nhà chung của hàng triệu người. Câu nói ấy nhắc nhở chúng ta dù có ở đâu thì đó cũng là nhà của ta, hãy học cách chia sẻ, bảo vệ lấy ngôi nhà ấy, để trong tương lai, ngôi nhà ấy sẽ càng phát triển tốt đẹp hơn nữa.

Câu 4:
- Đồng tình với ý kiến trong đoạn trích “Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bề
ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ”. Thật ra cũng chỉ khác về vẻ bề ngoài đôi chút nhưng đều là con người, mang trong mình một dòng máu đỏ, trái tim nồng ấm. Hãy yêu thương, san sẻ, sống khăng khít với nhau như những thành viên trong gia đình, nương tựa vào nhau để tồn tại. Như thế mới xứng với danh xưng "loài người".

Phần II, Làm Văn:
Câu 1:

Sự cần thiết của tinh thần hợp tác
  • Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hay song hành
  • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống
  • Triển khai vấn đề nghị luận: lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách miễn là thể hiện được suy nghĩ của bản thân về vấn đề cần nghị luận
Gợi ý:
a. Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề
b. Thân đoạn:
- Giải thích: Hợp tác được hiểu là sự cộng tác, phối hợp giữa những người cùng chung mục đích, lý tưởng, mong muốn,... để cùng nhau phát triển và tiến tới thành công.
- Lý luận, chứng minh:
+ Tinh thần hợp tác đã mang lại sự đoàn kết, sẻ chia, đồng lòng và cả niềm hạnh phúc cho các bên cùng hợp tác
+ Khi hợp tác, con người sẽ tạo nên sự kết hợp vững mạnh, giảm thiểu khó khăn. Những thiếu sót, khuyết điểm nhỏ sẽ được bù đắp, lấp đầy hay sửa chữa. Bản thân chúng ta cũng có thể phát huy hết khả năng, thế mạnh
+ Giải quyết và làm biến mất những mâu thuẫn, khác biệt thông thường dẫn tới thành công
- Ý nghĩa: Giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn, con người gần gũi, yêu thương nhau hơn
- Dẫn chứng: trong đại dịch, sự hợp tác giữa các nước (lấy ví dụ như: ASEAN, EU,...)
c. Kết đoạn: Liên hệ bản thân


Bài làm mẫu:
Có ai đó đã từng nói rằng: "Sức mạnh hùng hậu nhất từng được biết tới trên hành tinh này là sự hợp tác của con người - thứ sức mạnh của xây dựng và hủy diệt". Cuộc sống trải qua bao lần thay đổi và phát triển, câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị, điều đó chứng tỏ rằng tinh thần hợp tác trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Hợp tác được hiểu là sự cộng tác, phối hợp giữa những người cùng chung mục đích, lý tưởng, mong muốn,... để cùng nhau phát triển và tiến tới thành công. Hợp tác trái ngược với sự chia rẽ, ích kỉ, sống cá nhân, điều đó không những không mang lại sự tốt đẹp mà còn là biểu hiện của sự kém văn minh. Bắt đầu từ những điểm chung, tinh thần hợp tác đã mang lại sự đoàn kết, sẻ chia, đồng lòng và cả niềm hạnh phúc cho các bên cùng hợp tác. Khi hợp tác, con người sẽ tạo nên sự kết hợp vững mạnh, giảm thiểu khó khăn. Những thiếu sót, khuyết điểm nhỏ sẽ không còn là mối trở ngại bởi nó sẽ được bù đắp, lấp đầy hay sửa chữa bởi những người đối tác. Đồng thời, bản thân chúng ta cũng có thể phát huy hết khả năng, thế mạnh của mình, góp sức cho cộng đồng, từ đó đem lại sự tự tin, thái độ hăng say trong mọi công việc. Hơn thế nữa, tinh thần hợp tác còn giải quyết và làm biến mất những mâu thuẫn, khác biệt thông thường giữa những cá thể riêng biệt. Một tập thể mà ở đó có sự gắn kết, đồng lòng để làm tốt mọi khía cạnh chính là cách nhanh nhất dẫn tới thành công. Trong đại dịch, giữa những ngày giãn cách xã hội, ta vẫn thấy sự hợp tác không hề bị biến mất mà còn bền chặt hơn. Đó là sự hợp tác của những người dân với chính phủ, với các cán bộ y tế, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ,... thực hiện tốt quy định giãn cách. Và sự thật đã chứng minh, dịch bệnh cho dù có biến thể bao lần đi nữa, chúng ta vẫn đánh bại. Thì ra, tinh thần hợp tác không chỉ dẫn tới thành công mà còn giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn, con người gần gũi, yêu thương nhau hơn. Là một người trẻ sống trong thời đại này, hãy cùng tôi tin tưởng và hợp tác, chúng ta sẽ cùng tạo nên một thế giới tốt đẹp, văn minh và phát triển.


Câu 2:
1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:
- Quang Dũng là một nhà thơ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
- Phong cách nghệ thuật: phóng khoáng, hồn hậ, lãng mạn và tài hoa. Nhất là những bài viết về Tây Tiến (người lính) và xứ Đoài (quê hương của Quang Dũng).
- Tác phẩm:
  • Viết cuối năm 1948, Quang Dũng là đại đội trưởng của Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một lần ngồi ở Phù Lưu Chanh, nỗi nhớ đơn vị trào dâng khiến ông viết bài thơ.
  • Lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến” sau chuyển thành “Tây Tiến”
  • In trong tập “Mây đầu ô”-1986
Giới thiệu đoạn trích:
(Có thể dẫn câu thơ đầu và câu thơ cuối nếu không nhớ đoạn trích thuộc phần nào)
  • Khổ thơ thứ 2.
  • Vấn đề nghị luận: Đêm vui liên hoan văn nghệ, tâm hồn người lính và bức tranh sông nước miền Tây Bắc. + Cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng

2. Thân bài:
I, Trước hết, đoạn thơ đã tái hiện lại 1 cách chân thực về đêm liên hoan lửa trại:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
*Mở ra trước mắt người lính Tây Tiến là 1 thế thới khác, một Tây Tiến khác “bừng lên”
  • Thế giới tràn ngập ánh sáng khắp không gian bởi hàng ngàn ngọn đuốc.
  • Động từ “bừng”- chỉnh ánh sáng mạnh, đột ngột, tỏa rộng.
  • Doanh trại- không gian rộng tưng bừng, rộn rã bỏi ánh sáng, âm thanh, bởi con người.
*Dưới con mắt người lính Tây Tiến, đêm lửa trại được liên tưởng 1 cách độc đáo “hội đuốc hoa”.
  • Thắp nến, thắp đuốc sáng để vui với và những ngọn đuốc đó linh linh như những đóa hoa.
  • Đêm hội giống như đêm động phòng hoa chúc của đôi vợ chồng mới cưới.
  • > Ý vị bông đùa, nghịch ngợm rất tươi trẻ của người lính tt, cũng là những khoảnh khắc đáng nhớ nhất, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời người lính, bởi họ quên đi những bi thương, chết chóc, chỉ thấy những cô gái xinh đẹp nhảy múa.
*Hình ảnh con người luôn là linh hồn, tâm điểm của đêm lửa trại.
  • Các cô gái Tây Bắc xuất hiện trong sự đón chào nồng nhiệt của người lính “kìa em”.
  • Trang phục: “xiêm áo tự bao giờ”- bộ trang phục kiều diễm, lộng lẫy được dành cho ngày hội.
  • Dáng vẻ “nàng e ấp”- e thẹn, e lệ, dịu dàng lạ lùng hệt như cô dâu ngày cưới xưa.
  • Âm thanh “khèn lên man điệu”- điệu nhảy múa còn nguyên bản, nguyên sơ hòa với âm thanh tiếng khèn- 1 thứ nhạc điệu của dân tộc thiểu số.
* Tâm hồn của những người lính:
  • Họ bị cuốn hút, tâm hồn họ bay bổng, phiêu diêu theo tiếng nhạc, theo những chuyển động dịu dàng, uyển chuyển, tình tứ của các ô gái trong điệu múa xứ lạ.
  • “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Trong giây phút phiêu diêu, họ đã mơ về chiến thắng. Trong khoảnh khắc ấy, người lính tt đã trở thành thi sĩ và tâm hồn đầy ắp ý thơ.
=> Bốn câu thơ đã khắc họa 1 đêm lửa trại với ánh sáng, âm thanh, hình ảnh, đường nét. Đằng sau bức tranh là sự ngây ngất, hân hoan, náo nức của 1 tâm hồn người lính.
II, Tiếp đó, người lính tt hiện lên trong cảnh chia tay trên sông nước miền Tây Bắc:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
* Bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo:
  • Thời gian “chiều sướng ấy” - không cụ thể. Tưởng chừng cụ thể nhưng lại rất hư ảo, rất khó xác định, chỉ biết đó là 1 buổi chiều trên sống nước, bao phủ 1 làn sương bồng bềnh.
  • > Của hoài niệm, của kí ức và nó có 1 độ mờ nhất định.
*Kỉ niệm được nhắc lại:
  • Dưới hình thức câu hỏi tu từ “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?”.
  • > Cách Quang Dũng tự vấn lòng mình, tự nhắc nhở mình và những ai đã có 1 thời tt.
*Cảnh ‘hồn lau nẻo bến bờ”.
  • Cảm giác như ngàn lau giăng mắc nẻo bến bờ. Đặc biệt chữ “hồn” đã thâu tóm được linh hồn của tạo vật khiến người đọc hình dung dáng lau đang phơ phất, lay động, chập chờn.
*Con người xuất hiện”dáng người”:
  • Nét vẽ mảnh mai, thanh thoát gợi vẻ mềm mại, uyển chuyển khi đang điều khiển con thuyền độc mộc- loại thuyền hẹp và dài.
  • Vẻ đẹp con người được đặt trên hoàn cảnh “trôi dòng nước lũ”. Động từ “trôi” gợi động tác nhẹ nhàng, điêu luyện, điều khiển con thuyền lướt nhẹ trên dòng nước chảy siết.
  • Vẻ đẹp của con người trên chiếc thuyền được liên tưởng với “hoa đong đưa”.
  • (Thầy Chu Văn Sơn đã bình: “Cô gái miền Châu Mộc xinh đẹp, duyên dáng như những đóa hoa rừng duyên dáng tình tứ”
    Phan Cự Đệ: “Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa, làm duyên trên dòng nước lũ”.
=> bốn câu thơ hư một bức tranh thủy mặc tinh tế. Tác giả đã mở ra một không gian nghệ thuật đẹp: cảnh đẹp, người đẹp và tâm hồn thơ đẹp.
III, Nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ:
  • Cảm hứng lãng mạn: Cảm xúc nhớ nhung, hoài niệm mãnh liệt-> không ngại và vượt qua gian khổ, khắc nghiệt của thức tại-> đến với vẻ đẹp quyến rũ và bí ẩn của thiên nhiên- sông nước miền Tây Bắc. -> Chứng tỏ một tâm hồn quan sát tinh tế, nhạy cảm của người lính tt cũng như chính tác giả Quang Dũng.
  • Chính cảm hứng này đã tạo nên một nét cá tính Quang Dũng trong nền văn học Việt Nam. Tạo sự đa dạng, phong phú về thơ ca khi viết về chủ đề người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
IV, Nghệ thuật:
  • Thể thơ thất ngôn.
  • Ngôn ngữ thơ giản dị, nhưng có sự chọn lọc tinh tế, trạng trọng để phù hợp với đối tượng.
  • Hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm.
  • Bút pháp lãng mạn, hiện thực.
  • Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: từ láy, nhân hóa, câu hỏi tu từ, kết hợp thanh bằng trắc.
  • Giọng điệu: thay đổi 1 cách linh hoạt trên nền chủ đạo là nỗi nhớ.
  • Đoạn thơ có sự hòa quyện giữa chất thơ, chất họa, chất nhạc khiến nó mang dáng giấc của 1 khúc quân hành.
V, Đánh giá: Khen tác giả, khen tác phẩm.
3. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận chung về nội dung của đoạn thơ.

Sau đây là file pdf mà BQT box Văn đã cập nhật trực tiếp trên drive.

Cảm ơn mọi người đã theo dõi box Văn ^^
 

HMF Ngữ văn

BQT môn Văn
2 Tháng năm 2017
390
5,243
451
Còn đây là đáp án tham khảo từ Bộ Giáo Dục
dap-an-van-chinh-thuc-01-1154.jpg

Box Văn có gõ ra để các bạn có thể xem rõ hơn:


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I


ĐỌC HIỂU

3,0

1

Mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh này: để cho các thế hệ mai sau - bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch – có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.

0,75

2

Những điều gần gũi, trong việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung: không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật

0,75

3

Hiểu về nhận định “Thật ra, bạnvẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kì vị trí nào trên hành tinh này”:
- Hành tinh này là máinhà chung của tất cả mọi người.
- Phần Đứng ở bấtkì đâu trên hành tinh này cũngthấy thân thuộc như ở nhà mình

1,0

4

- Bày tỏ quan điểm củabản thân: có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.
- Lí giải hợp lí, thuyết phục

0,5

II


LÀM VĂN

7,0

Viết đoạn văn về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống

2,0

a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn.
Thí sinh cóthể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
Tinh thần hợp tác cần thiết để cá nhân, tổ chức phát huy ưu thế, gia tăng sức manh; tăng cường đoàn kết, đạt được những mục tiêu chung; từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

2

Cảm nhận về đoạn thơ, nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ

5,0

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Nội dung và nghệt thuật đoạn thơ, cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảo các yêu cầu sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm “ Tây Tiến” và đoạn thơ

0,5

*Cảm nhận đoạn thơ

- Vẻ đẹp của thiên nhiên , con người miền Tây và tâm hồn người lính Tây Tiến:
+ Cảnh đêm liên hoan; không khí tưng bừng, rộn rã; thiếu nữ miền Tây e ấp trong xiêm áo lộng lẫy, vũ điệu lôi cuốn;…
+ Cảnh chiều sương Châu Mộc: thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng; con người khỏe khoắn, duyên dáng;…
+ Tâm hồn người lính: trẻ trung, lãng mạn, hào hoa.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên , con người miền Tây và tâm hồn người lính Tây Tiến được thể hiện qua ngôn ngữ giàu chất nhạc, chất họa; hình ảnh gợi cảm; bút pháp lãng mạn;…

2,0
0,5

*Nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ
- Cảm hứng lãng mạn: Cảm xúc mãnh liệt, vươn lên trên thực tại gian khổ, khắc nghiệt; hướng tới những vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn của thiên nhiên và con người miền Tây; thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người lính Tây Tiến
- Cảm hứng lãng mạn góp phần thể hiện vẻ đẹp riêng của thơ Quang Dũng, làm phong phú thơ ca viết về người lính thời kì kháng chiến chống Pháp.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

0,5

TỔNG ĐIỂM

10,0
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom