Đề thi chuyên văn Sư phạm

T

thuyhoa17

Đây là đề thi:
spvan.jpg


<http://cb4.upanh.com/20.581.27482953.J3c0/spvan.jpg>
 
N

nightwish1996

Đề chuyên văn mà. Có 2 câu thui bạn, đấy là đề văn chung mà .
 
T

thuyhoa17

Đề chuyên văn mà. Có 2 câu thui bạn, đấy là đề văn chung mà .

Đây đây ;))

Câu 1( điểm)
Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

Em hiểu như thế nào về "chữ tâm" và "chữ tài" của nhà thơ trong tác phẩm.
( Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi).

Câu 2( 6 điểm)
" Mặc dù chỉ là kiểu nhân vật tư tưởng, nhưng Nhĩ vẫn hiện lên sống động, hấp dẫn chứ không bị biến thành cái loa phát ngôn cho nhà văn".
Em hãy phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Bến quê (phần trích trong Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) của nhà văn Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ nhận định trên.
 
N

nightwish1996

Đấy là đề năm 2010. Đề năm 2009 đến 2005 khi nào rảnh mình sẽ gõ lại giúp các bạn
 
D

dark_ckocolate

Đây đây ;))

Câu 1( điểm)
Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
Em hiểu như thế nào về "chữ tâm" và "chữ tài" của nhà thơ trong tác phẩm.
( Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi).

Câu 2( 6 điểm)
" Mặc dù chỉ là kiểu nhân vật tư tưởng, nhưng Nhĩ vẫn hiện lên sống động, hấp dẫn chứ không bị biến thành cái loa phát ngôn cho nhà văn".
Em hãy phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Bến quê (phần trích trong Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) của nhà văn Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ nhận định trên.

Chị ơi! Chị làm luôn cho em cái dàn ý được ko ạ, Em định thi chuyên Văn Sư Phạm nhưng mà đề khó quá nhỉ @-)=((
 
N

nightwish1996

Văn chuyên 2008

Câu 1 (4 điểm):
hãy giải thích tại sao trong đoạn trích "Thúy Kiều báo ân báo oán" Nguyễn Du lại để cho Kiều tha cho Hoạn Thư trong khi đó Thanh Tâm Tài Nhân lại kể Kiều cho đánh Hoạn Thư " đủ 100 roi" đến mức nằm liệt "nửa năm chạy chữa mới khỏi"
(=> rút ra đánh giá)
Câu 2 (6 điểm):
So sánh, phân tích hình tượng người cha thương con trong truyện ngắn "Lão Hạc" và "chiếc lược ngà".

Văn chuyên HN 2010

Câu 1 ( 4 điểm)
”Hành trang cần thiết của mỗi con ng` trong cuộc đời là lòng can đảm và đức tính trung thực. Suy nghĩ về ý kiến trên.
( Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi).

Câu 2 ( 6 điểm)
Trình bày cảm nhận của mình về khúc tráng ca đoàn thuyền đánh cá.
 
N

nightwish1996

Đề 2009 nhé
câu 1: Theo em còn có kết thúc nào khác cho "Chuyện người con gái Nam Xương" ? Giả sử viết lại "Chuyện người con gái Nam Xương", em có kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ ko ? Hay em chọn 1 cách kết thúc khác ? Lí giải sự lựa chọn của mình.
Cau 2: Phân tích vẻ đẹp bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên
 
V

vuotlensophan

cần đề thi!!!!!!!!!!!

Bạn nào có đề thi thu truờng ĐHSP Hà Nội và ĐHKHTN cho mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
:D:D:D:D:D:D:D
 
V

vuotlensophan

Bạn nào có đề thi thu truờng ĐHSP Hà Nội và ĐHKHTN cho mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
T

trangp7796

đề vòng 2 năm 2k11:
1) "Phải biến mình thành ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành công".Em có suy nghĩ gì về câu nói trên
2) "Lận đận đời bà biết mấy nắng mứa
Mấy chục năm rồi đến tân bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sơm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!"

"Nắng trong mắt những ngày thơ bé

Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt

Rủ rau má rau sam...

Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.



Bà tựa lưng vào nguồn cội lặng thinh

Gầy như khói trên trang thờ Tiên tổ

Da mặt ngoại như vỏ cây tróc lở

Mắt nheo nhìn tươi mẩy những chồi non

Tôi là mầm lá lon ton

Nảy trong lòng mẹ vuông tròn bà mang

Run trên gốc rễ cũ càng

Tôi trong dáng ngoại, bóng làng chở che"(Trích"Thời nắng xanh"-Trương Nam Hương)

Phân tích và so sành 2 đoạn thơ trên.

(Mình vừa thi xong,làm linh ta linh tinh :(( )
 
M

maibau

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10
Trung học phổ thông Chuyên Ngoại Ngữ
Năm học 2001-2002
Môn: Văn – Tiếng Việt
Ngày thi: 01-07-2001
Thời gian làm bài: 150 phút
******

Đề 1:
Câu 1: (1,5 điểm)
Phân tích ngữ pháp và cho biết câu sau là câu chủ động hay bị động? Vì sao?
“Thể thơ lục bát trong truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, tinh tế, giản dị mà có âm vang, có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi, tế nhị trong tình cảm của con người.”
Câu 2: (2,5 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Hãy viết không quá 10 câu văn phát biểu sự cảm nhận của em về những nét đặc sắc của đoạn thơ đó.
Câu 3: (6 điểm)
Kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ muốn để người đọc suy nghĩ những duyên cớ sâu xa khiến một con người dung hạnh như Vũ Nương bị dẫn tới chỗ không thể sống được nữa.
Hãy làm rõ những duyên cớ sâu xa ấy qua việc phân tích tác phẩm nói trên.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 PTCNN năm 2002
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
Thời gian: 150 phút
Ngày thi: 29-06-2002


Câu 1: (2,0 điểm)
Phân tích ngữ pháp và nhận dạng loại câu (về mặt cấu trúc ngữ pháp) các câu sau:
a.Mõ lại thúc, trống lại giục và tù và lại inh ỏi thổi lên.
b.Câu thơ run rẩy sự sống như một sợi dây thần kinh bị bóc trần ra khỏi vỏ, trực tiếp chạm vào nóng lạnh của môi trường.
Câu 2: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) phân tích tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp.
Câu 3: (6,0 điểm)
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 PTCNN năm 2003
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
Thời gian: 150 phút
Ngày thi: 16-06-2003

Câu 1: (1,0 điểm)
Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ đó:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

Câu 2: (2,0 điểm)
Trong những tác phẩm văn học, có những chi tiết rất quan trọng, không có chi tiết đó cốt truyện không phát triển được. Em hãy lựa chọn một chi tiết như thế trong truyện ngắn “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu về ý nghĩa của chi tiết đó.


Câu 3: (7 điểm)
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của bài thơ “Thương vợ” để thấy: Bên cạnh một Tú Xương quyết liệt dữ dội trong châm biếm còn có một Tú Xương đằm thắm da diết trong trữ tình – một thứ trữ tình thấm thía pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng của Tú Xương.

Kì thi tuyển sinh lớp 10 PTCNN năm 2004
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
Thời gian: 150 phút
Ngày thi: 12-06-2004


Câu 1: (1,5 điểm)
Thế nào là câu phức thành phần vị ngữ? Cho ví dụ và phân tích ngữ pháp ví dụ đó.

Câu 2: (1,5 điểm)
Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 3: (7,0 điểm)
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Giải thích ngắn gọn cách hiểu của em về hai câu thơ trên, từ đó phân tích tám câu thơ cuối cùng của đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều, SGK Văn học 9, tập 1) để làm nổi bật bút pháp tả cảnh ngụ tình đã đạt đến thành công tuyệt vời của thiên tài Nguyễn Du.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kì thi tuyển sinh lớp 10 PTCNN năm 2005
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
Thời gian: 150 phút
Ngày thi: 11-06-2005

Câu 1: (1,5 điểm)
Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nhận dạng kiểu câu:
Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
(Bài học đường đời đầu tiên – trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài.
Theo SGK Ngữ văn 6, tập 2, trang 4, NXB Giáo dục, 2005)
Câu 2: (1,5 điểm)
Gọi tên và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ về từ trong đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh.
Theo SGK Ngữ văn 6, tập 2, trang 43, NXB Giáo dục 2005)
Câu 3: (7,0 điểm)
Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của Viễn Phương và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu.
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương để làm sáng tỏ nhận xét trên.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2006
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
Thời gian: 150 phút
Ngày thi: 10-06-2006


Câu 1: (1,5 điểm)
Phân tích ngữ pháp và nhận dạng loại câu về mặt cấu trúc ngữ pháp:
Nếu anh ứng cử thì, tôi nói thật đấy, cả xã sẽ ủng hộ anh.
Câu 2: (1,5 điểm)
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao ….
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Ngữ văn 9 tập 2, NXBGD 2004)

Câu 3: (7,0 điểm)
Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, từ đó rút ra ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.
 
M

maibau

Chúc các bạn làm bài tốt nha!

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2012 tại TPHCM

Môn thi : VĂN

Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC


Câu 1: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó (1 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)

Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ?

Câu 3: (3 điểm)

Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:

1.Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2.Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).

Câu 4: (5 điểm)

Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật Phương Định, cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Ngôi kể nói trên có tác dụng làm cho giọng kể có tính chất tự nhiên, thoải mái, trẻ trung, phù hợp với đặc điểm của nhân vật. Ngoài ra, chọn ngôi kể như thế sẽ làm tăng tính chất thuyết phục của tác phẩm (câu chuyện được kể từ người trong cuộc) và thể hiện sống động tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn trong thời chống Mỹ, nhất là của nhân vật chính : Phương Định.

Câu 2: Thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên thể hiện ở từ “Ôi”. Đây là thành phần cảm thán. Trong đoạn thơ nó được sử dụng để biểu hiện cảm xúc (lòng yêu mến) của nhà thơ đối với tiếng Việt.

Câu 3:

Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:

Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
Thân bài:
+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra – đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, …Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

_ Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỉ.

_ Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.

_ Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.

_ Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, …

+ Hậu quả:

_ Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.

_ Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.

_ Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

_ Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

_ Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.

_ Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.

Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.
Câu 4: Đây là một đề làm văn có tính chất tự do. Nó cho phép người làm bài được tự do lựa chọn đối tượng để phân tích. Tuy nhiên, người làm bài phải tôn trọng những giới hạn được quy định trong đề. Thứ nhất, người làm bài chỉ được phép chọn một hoặc hai khổ thơ (không được hơn hai khổ thơ hoặc cả bài). Một, hai khổ thơ đó phải ở trong các bài thơ thuộc chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa, Ánh trăng, Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con). Thứ hai, các khổ thơ được chọn phải có nội dung liên quan tới vẻ đẹp của con người Việt Nam. Thứ ba, khi phân tích, người làm bài phải có ý thức nêu bật được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong một hoặc hai khổ thơ nói trên. Những vi phạm các yêu cầu nói trên sẽ làm cho bài viết rơi vào tình trạng xa đề, lan man hoặc lạc đề.

Để có được kết quả tốt, bài viết còn phải có bố cục rõ ràng. Bài viết không mắc các lỗi về hành văn. Đặc biệt, phải thực hiện tốt thao tác phân tích một đoạn thơ, phải phân tích những yếu tố nghệ thuật của thơ để làm rõ giá trị của nó.

Đây là một câu hỏi làm văn. Cho nên bài viết phải có đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài. Trong phần mở bài, nên giới thiệu tác giả, bài thơ và đặc biệt là một hoặc hai khổ thơ được chọn để phân tích. Trong phần thân bài, cần giới thiệu vị trí của phần thơ được chọn trong bài thơ, giới thiệu đại ý của phần thơ được chọn. Sau đó, phân tích và làm rõ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong phần thơ đó. Có thể, nhận xét và đánh giá ý nghĩa của phần thơ đối với cả bài, đối với đề tài. Cuối cùng, trong phần kết bài cần tổng kết khẳng định phần thơ thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Có thể hình dung vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các bài thơ như sau :

- Đồng chí : vẻ đẹp của tình đồng chí ở những con người xuất thân từ đồng ruộng, gắn bó với nhau, lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính : vẻ đẹp của người bộ đội lái xe trên đường mòn Trường Sơn thời đánh Mỹ : ung dung, lạc quan, khí phách, hiên ngang coi thường khó khăn gian khổ, yêu thương đất nước và miền Nam ruột thịt.

- Đoàn thuyền đánh cá : vẻ đẹp của người lao động, của người ngư dân trong công cuộc lao động xây dựng đất nước (lạc quan, chủ động, tích cực, hào hùng, đầy ân tình).

- Bếp lửa : vẻ đẹp của tình bà cháu; vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương (gia đình, đất nước), tần tảo hy sinh, chịu thương chịu khó; tấm lòng biết ơn trân trọng của cháu đối với bà.

- Ánh trăng : vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong sự gắn bó ân tình của con người với thiên nhiên, trong lời nhắc nhở phải biết thủy chung, uống nước nhớ nguồn.

- Mùa xuân nho nhỏ : vẻ đẹp của con người Việt Nam: yêu thiên nhiên; hăng hái tích cực trong lao động xây dựng đất nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc; vẻ đẹp của con người nguyện cống hiến cả đời cho đất nước, nguyện làm một “mùa xuân nho nhỏ” cho đời.

- Viếng lăng Bác : vẻ đẹp của Bác Hồ, “mặt trời trong lăng rất đỏ”; vẻ đẹp của tấm lòng trân trọng, kính yêu đối với Bác Hồ.

- Sang thu : vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong lúc giao mùa.

- Nói với con : vẻ đẹp của con người Việt Nam được thể hiện trong lời tâm tình, nhắn nhủ của người cha đối với con : phải biết yêu quý gắn bó với gia đình, với quê hương, với đất nước; phải biết tự hào về vẻ đẹp của truyền thống, của đất nước; phải sống xứng đáng với gia đình, với đất nước.

Đây là một số gợi ý chung của cả bài. Mỗi phần thơ được chọn sẽ có nội dung cụ thể. Người làm bài sẽ căn cứ vào phần thơ đó phân tích để làm rõ vẻ đẹp cụ thể được biểu hiện trong phần thơ.
 
M

maibau

đề vòng 2 năm 2k11:
1) "Phải biến mình thành ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành công".Em có suy nghĩ gì về câu nói trên
2) "Lận đận đời bà biết mấy nắng mứa
Mấy chục năm rồi đến tân bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sơm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!"

"Nắng trong mắt những ngày thơ bé

Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt

Rủ rau má rau sam...

Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.



Bà tựa lưng vào nguồn cội lặng thinh

Gầy như khói trên trang thờ Tiên tổ

Da mặt ngoại như vỏ cây tróc lở

Mắt nheo nhìn tươi mẩy những chồi non

Tôi là mầm lá lon ton

Nảy trong lòng mẹ vuông tròn bà mang

Run trên gốc rễ cũ càng

Tôi trong dáng ngoại, bóng làng chở che"(Trích"Thời nắng xanh"-Trương Nam Hương)

Phân tích và so sành 2 đoạn thơ trên.
 
M

maibau

Bạn nào có đề thi thu truờng ĐHSP Hà Nội và ĐHKHTN cho mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!thank nhiu nhiu............
 
M

maibau

de van tham khao ne cac ban....

de thi vao lop 10 nam 2007 - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2007-2008

Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM

Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

Câu 2 (1 điểm): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:

a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)

b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ:

…Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

(Nguyễn Duy, Ánh trăng,
SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD – 2005)
 
Top Bottom