Đề thi chuyên văn sư phạm và chuyên ngữ

O

obabo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình thi chuyên văn của sư phạm và thi cả cnn nữa nên có cả 3 đề. Có bạn nào cần không để mình post lên?

Đề chuyên ngữ và khtn (post trước vì hôm nay mình mới thi)

Câu 1:

Cho 2 câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
a. Phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" ở câu thơ trên
b. Nhớ và chép lại 2 câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong 1 bài thơ khác mà em đã học. Ghi rõ tên tác giả và nhan đề bài thơ

Câu 2:

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,.."
Từ việc người mẹ không cầm tay dắt con đi tiếp mà buôgn tay đẻ con tự đi, hãy biết một đoạn văn theo phương pháp diễn dịch (khoảng 12câu) bàn về tính tự lập

Câu 3:
Phân tích nhân vật ông Sáu và bé Thu qua đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang sáng để làm nổi bật tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 
H

hthtb22

Câu 1:
a. Hình ảnh ẩn dụ " mặt trời trong lăng " - Hồ Chí Minh tạo nên vẻ đẹp cho câu thơ. Giống như mặt trời mang sự sống đến cho cỏ cây hoa lá cho con người trên trái đất này, Bác mang nguồn sống đến cho dân tộc Việt Nam cho cách mạng Việt Nam,Bác kì vĩ lớn lao như ánh thái dương.
b. " Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm."
<Bếp lửa - Bằng Việt>:)
 
O

obabo

Câu 1:
a. Hình ảnh ẩn dụ " mặt trời trong lăng " - Hồ Chí Minh tạo nên vẻ đẹp cho câu thơ. Giống như mặt trời mang sự sống đến cho cỏ cây hoa lá cho con người trên trái đất này, Bác mang nguồn sống đến cho dân tộc Việt Nam cho cách mạng Việt Nam,Bác kì vĩ lớn lao như ánh thái dương.
b. " Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm."
<Bếp lửa - Bằng Việt>:)

câu 1b là h.a mặt trời mà bạn sao lại là bếp lửa đc
theo mình là câu
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ e nằm trên lưng
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa điềm)
 
F

freakie_fuckie

Đề CNN năm nay hay hơn SP rứt nhiều, xét trên mọi môn :x .
Cháu làm bài là cháu thấy vậy đó.
 
O

obabo

Đề CNN năm nay hay hơn SP rứt nhiều, xét trên mọi môn :x .
Cháu làm bài là cháu thấy vậy đó.

Mình thì thấy cả 3 trường đều có nét hay riêng
Văn thì mình thấy cả 2 đề đều hay
Còn toán thì đề sư phạm câu lập hệ hơi loằng ngoằng đánh vào tâm lí học sinh làm hs hoang mang
còn toán cnn năm nay chung đề vs tổng hợp nên khó hơn sp. đề năm nay vẫn mang tc chỉ cần tìm đc cách giải còn giải ra rất ngắn gọn của tổng hợp :D
 
Z

zzjoezz

Mình thi chuyên văn của sư phạm và thi cả cnn nữa nên có cả 3 đề. Có bạn nào cần không để mình post lên?

Đề chuyên ngữ và khtn (post trước vì hôm nay mình mới thi)

Câu 1:

Cho 2 câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
a. Phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" ở câu thơ trên
b. Nhớ và chép lại 2 câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong 1 bài thơ khác mà em đã học. Ghi rõ tên tác giả và nhan đề bài thơ


Trả lời
Câu 1
Chắc hẳn ai cũng biết mặt trời là người "Mẹ" giúp chúng ta sống và duy trì sinh mạng này.Cũng như trên Bác Hồ đã được Viễn Phương đưa vào làm người "Cha" của Việt Nam.Người có công lao đấu tranh,bảo vệ cuộc sống cho "Chúng con" của mình.Để làm tròn chữ "Chủ tịch" mà được mọi người "Ban tặng"
b. Nhớ và chép lại 2 câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong 1 bài thơ khác mà em đã học. Ghi rõ tên tác giả và nhan đề bài thơ

Tên bài:Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Nguyễn Khoa Khiêm
 
M

maibau

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2006-2007 TẠI TP.HCM
A. VĂN - TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Du).
Câu 2 (1 điểm): Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm):
- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
- Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
B. LÀM VĂN (7 điểm)
Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 (2 điểm):Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
Thí sinh phải nêu được 4 ý sau:
- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, một người có tính đa nghi cả ghen. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm thuận hòa.
- Buổi giặc giã nhiễu nhương, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Thị đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà nuôi mẹ gìa, sinh con trai đặt tên là Đản. Chẳng may mẹ chồng qua đời, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp.
- Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo cha. Trương Sinh về nghi ngờ vợ. Không phân giải được, nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm động vì tấm lòng của nàng, Linh Phi (vợ vua Biển) cứu vớt và cho nàng ở lại Thủy cung.
- Mãi về sau chàng Trương mới biết sự thật, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Mặc dù vậy nàng chẳng bao giờ có thể trở về trần gian để có thể sống hạnh phúc bên chồng con được nữa.
Câu 2 (1 điểm):Cho biết hàm ý trong các câu sau:
"Kẻ cắp, bà già gặp nhau": “Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đọan mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được.
Hàm ý của câu thơ có thành ngữ “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn non nớt, ngây ngô như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng.
"Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều": Câu thơ đưa ra một so sánh tương quan giữa “cay nghiệt” và “oan trái”.
Hàm ý của câu thơ: Thúy Kiều “đe dọa” Họan Thư sẽ phải lãnh hậu quả "tương đương” với những “oan trái” mà Hoạn Thư đã gây ra cho người khác.
Câu 3 (7 điểm):So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Tiểu đội xe không kính”.
Thí sinh cần nêu được 3 ý sau:
Ý 1: Giới thiệu chung
- Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
- Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
- Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.
Ý 2: Phân tích lịch sử
1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:
- Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí:
+ Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính).
+ Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
+ Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.
- Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng.
2. Những điểm riêng khác nhau
- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
- Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Ý 3: Đánh giá chung
- Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người.
- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.
 
M

maibau

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG tại ĐÀ NẴNG NĂM 2012
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1. (1 điểm)
Cho các từ ngữ : nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói dối; nói ra đầu ra đũa. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a/ Nói có căn cứ chắc chắn là /…..(a)…../
b/ Nói rành mạch rõ ràng, cặn kẽ, có trước có sau là /…..(b)…../
c/ Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /…..(c)…../
d/ Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là /…..(d)…../
Câu 2. (1 điểm)
Trong hai từ xuân dưới đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a/ Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b/ Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3. (1 điểm)
Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau:
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom …
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ Văn 9, tập 2)
Câu 4. (2 điểm)
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. (A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Ngữ văn 7, tập 1)
Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời nhắc nhở trên.
Câu 5. (5 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, Ngữ Văn 9, tập 1).
 
M

maibau

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌCPHỔ THÔNG
ĐĂK LĂK NĂM HỌC: 2011 – 2012

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy chỉ ra những thành phần tìnhthái, cảm thán trong các câu văn sau:
a/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sángtác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long)
b/ Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tướcdọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long)

Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng200 từ) bàn về vai trò của sách trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh(chị) về hai khổ thơ sau trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chimbắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”…

(Trích trang 70, SGK Ngữvăn 9, tập II, NXB GD năm 2010)
 
M

maibau

Đề thi tuyển sinh 10 tỉnh Quảng Nam năm 2010-2011
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy kể tên các thành phần biệt lập.
Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động…
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.
b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích.
c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên
kết với nhau bằng phép liên kết nào?
d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?
Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất.
Câu 4 (4,0 điểm)
Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 
M

maibau

nghị luận về hiện tượng quay cóp trong thi cử của học sinh
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :"Ngồi nhầm lớp ","bằng cấp giả",...

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài -->mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,...cũng có thể do áp lực nào khác...
Tình trạng học sinh giỏi "ảo " có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:"bệnh thành tích".
"Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục - đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. "

Trích:
Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.
Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến "gian lận" trong thi cử và nhiều khi là "nới tay" bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
"Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!

Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!"

_>Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn hàng năm mà không có lối thoát.
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo dàn ý sau:
Đặt vấn đề:
- Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
- Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
- Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
- Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
- Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
- Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
- Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
- Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
- Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu "bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ" de giao duc hoc sinh.
Chúc bạn thành công!
 
M

maibau

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận( Đức tính trung thực)


Thân bài cần làm rõ những nội dung :
Giải thích thế nào là tính trung thực ?
Nêu những biểu hiện của tính trung thực ?
Lợi ích của tính trung thực ?
Phê phán những biểu hiện sai trái , không trung thực .
Liên hệ bản thân .
Thái độ cần phải có.
A / Giải thích thế nào là tính trung thực
Trung : Hết lòng với người, hết lòng với nước.
Thực : Thật.
Trung thực có thể hiểu là : Ngay thẳng , thật thà ,nói đúng sự thật , không làm sai lệch sự thật .
B / Những biểu hiện của tính trung thực
Trong cuộc sống:
Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi ; không báo cáo sai sự thật ;không tham lam lấy của người khác làm của mình ; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng , đúng giá , không làm giả , làm hại đến người tiêu dùng.
Trong học hành , thi cử:
Không quay cóp chép bài của bạn ; không mở tài liệu khi làm bài thi , bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả .
C / Lợi ích của tính trung thực :
-Giúp hoàn thiện nhân cách , được mọi người yêu mến, tôn trọng.
-Có kiến thức thực , làm giàu có tri thức của bản thân , giúp ta thành đạt trong cuộc sống.
Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.
Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng , kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch , văn minh , ngày càng phát triển .
D / Phê phán những biểu hiện sai trái ,không trung thực:
Trong cuộc sống :
Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình
Trong sản xuất kinh doanh :
Số liệu báo các thiếu trung thực làm xã hội đi xuống , gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước . Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người.
Trong học tập , trong các kì thi :
Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội .
Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh , làm xuống cấp đạo đức xã hội .
Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong học hành , thi cử ?

Em đã bao giờ gian lận trong học hành , thi cử chưa ? Theo em việc làm đó để lại hậu quả như thế nào?
E / Thái độ cần phải có:
Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
Lên án sự thiếu trung thực , đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên .
Biểu dương những việc làm trung thực .
Kết bài :
Kết luận , tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống . Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.
 
M

maibau

MB:Giới thiệu tình trạng của hs hiện nay. "Nạn quay cóp"
TB:Trả lời các câu hỏi:
Hoc sinh đến trường học để làm gì?
[Only registered and activated users can see links]
+Để áp dụng vào đời sống.
+Để phục vụ bản thân, để hiểu biết về cuộc sống Có kiến thức để bước vào đời để "Trưởng thành hơn"
+Tình trạng thực tế ra sao???

+Mặt lợi,mặt hại của việc quay cóp?
Được điểm nhất thời. để vượt qua bài kiểm tra, để được điểm cao nhưng kiến thức thì rỗng tuếch

Một điểm hại nhất mà mình thấy là " Hình thành tư tưởng phụ thuộc, không chịu hay còn nói là lười suy nghĩ. lười vận động tư duy. Không thể quen được với áp thực đi thi cử, Lúc nào cũng trong tư thế. tâm thái phụ thuộc vào sách, vào bạn này bạn kia mà không nhớ rằng chính mình mới phải chịu về việc mình làm và điểm đó là để giành cho mình, chứ không phải là điểm quay bài được bao nhiều điểm. Hôm nay copy được, còn ngày mai ngày kia và rất nhiều lần khác, liệu khi đi thi thật: Thi đại học làm được thế không???"
+Nhà nước đang vận động " học thật thi thật" " Chống bệnh thành tích" Việc quay cóp đang đi ngược lại với chỉ thị.

+Điều quan trọng nhất là bạn phải rút ra bài học cho mình.
Dù có nhiều lúc chính mình cũng quay cóp, và không phải chỉ mình bất kì ai là học sinh cũng đã có lúc như thế. Nhưng giờ hãy vứt đi tư tưởng đó. Vì học như thế dù làm bài được điểm cao có thể là bạn vui lúc đó. Nhưng nếu suy nghĩ ra thì lại rất buồn
Ngược lại, khi bạn tự làm bài. tự mình cố gắng, độc lập suy nghĩ thì dù điểm có thế nào mình cũng sẽ trân trọng hơn, Điểm cao thì rất rất vui rồi, vì đó là thành quả của mình, Còn điểm thấp thì cố gắng,,,.....Dù gì cũng đã cố gắng, đã nỗ lực. Và rút ra được rất nhiều kình nghiệm

Có những lần kiểm tra, phải nói rằng học thì phải học nhiều thật. đối với 12 áp lực càng lớn, Bọn bạn mình (những đứa ngồi gần nhau) hay bất kì đội nhóm nào khác cũng chia bài ra mà học, Mình biết điều đó có lợi vì phải học ít hơn nhưng như thế thì lúc làm bài lại bị rối hết cả lên, cứ nhìn nhìn...Mà nếu cô có coi chặt đúng là chết toi:D
Qua nhiều lần rút ra kình nghiệm, Thà tự mình ôn tự mình học, tự mình làm. Dù gì lúc đi thi cũng có ngồi gần nhau đâu, có giúp đỡ nhau đâu
Nếu giúp đỡ nhau thì nên giúp đỡ lúc học chứ không phải lúc thi cử

+Biện pháp( Cái này nên nói nhiều chút.Quan trọng mà:D)
Học bài, ý thức, độc lập, Bỏ cái thói phụ thuộc vào người khác,
Thầy cô phải coi thật chặt để đảm bảo công bằng:D (thế này run lắm, :(;)))
Mỗi bài kiểm tra là một bài tổng hợp , giúp ta định hình và kiểm tra kiến thức
KB Điều quan trọng trong bài này là bạn phải tự rút ra quan điểm và nhận xét, cách đánh giá của mình
Goodluck
 
M

maibau

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2012 tại Hà Nội

Môn thi : VĂN

Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I: (7 điểm)

Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)

1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.

2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?

3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).

4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1).

Phần II (3 điểm)

1. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này.

2. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?

3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.

BÀI GIẢI GỢI Ý

Phần I :

1. Những câu thơ trích dẫn trong đề bài thuộc tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác vào năm 1969 (trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ).

2. Từ phủ định trong câu thơ : không có, không phải. Việc dùng liên tiếp từ phủ định không nhằm khẳng định tính chất đặc biệt của hình tượng những chiếc xe trong bài thơ. Trước hết, xét về nguồn gốc những chiếc xe này cũng có kính bình thường như tất cả mọi chiếc xe. Cho nên, xe không kính không phải vì xe không có kính. Tuy nhiên, do hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, xe đã trở nên bất thường : không có kính. Cái điều này góp phần nói lên sự khốc liệt của chiến tranh, lòng dũng cảm của người chiến sĩ lái xe, không biết sợ, bất chấp hoàn cảnh khốc liệt. Từ đó, nó góp phần tạo nên một giọng điệu vừa gần gũi tự nhiên, vừa ngang tàng khí phách của người chiến sĩ trong tiểu đội những chiếc xe không kính.

3. Thí sinh có thể viết những đoạn văn cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, đó phải là những đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch với nội dung làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính. Đoạn văn đó phải có sử dụng câu phủ định và phép thế. Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế. Đây chỉ là một ví dụ :

- Người chiến sĩ lái xe có rất nhiều cảm giác khi điều khiển những chiếc xe không kính.

- Trước hết, vì xe không có kính chắn gió nên gió cứ lùa thẳng vào buồng lái.

- Nó làm cho người lái xe có cảm giác mắt trở nên khó chịu.

- Nhưng bên cạnh đó, lái những chiếc xe không kính lại mang tới những cảm giác thú vị.

- Người chiến sĩ thấy giữa mình và con đường không còn sự cách ngăn.

- Con đường vì miền Nam phía trước chạy thẳng vào tim.

- Nó nối liền trái tim của người chiến sĩ với miền Nam ruột thịt.

- Ngoài ra, nó còn nối liền người ngồi trong xe với thiên nhiên rộng lớn ở bên ngoài.

- Người chiến sĩ thấy ánh sao, cánh chim trên bầu trời như trở nên gần gũi.

- Không có kính ngăn trở, chúng như sa, như ùa vào buồng lái.

- Tâm hồn của người lính lái xe không kính lãng mạn biết bao!

4. Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Phần II:

1. Câu hỏi yêu cầu thí sinh giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa trong khoảng nửa trang giấy thi. Đáp ứng câu hỏi này, thí sinh cần nêu một số những nội dung căn bản sau :

- Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Thành Long và khẳng định Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của ông.

- Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ của truyện : được sáng tác trong dịp đi thực tế ở Lào Cai vào tháng 6 và 7 năm 1970 và được in trong tập Giữa trong xanh, xuất bản năm 1972.

- Giá trị nội dung của truyện được thể hiện ở sự khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Đó là một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc; có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình; khiêm tốn, thành thật; có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh. Đó là những người lao động khác: ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu về sét… Qua đó, truyện còn khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

- Giá trị nghệ thuật của truyện được thể hiện trong tình huống truyện hợp lý, trong cách kể chuyện tự nhiên, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thật, sống động và trong sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.

2. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ (lặng lẽ Sa Pa thay vì Sa Pa lặng lẽ) nhằm làm nổi bật tính chất lặng lẽ của Sa Pa và tinh thần lao động thầm lặng đáng quý của những con người trên vùng đất Sa Pa đúng với cảm hứng của nhà văn Nguyễn Thành Long khi sáng tác truyện : « Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc » , hy sinh, yêu thương và mơ ước.

3. Thí sinh có thể ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học có biện pháp đảo ngữ. Câu hỏi chỉ yêu cầu nêu rõ tên tác phẩm và dẫn chứng không giới hạn năm học. Do vậy, học sinh có thể lấy dẫn chứng ở chương trình lớp 9 mà cũng có thể ở các lớp dưới. Đây là một vài ví dụ :

- Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

- Lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

- Ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật).

Điều này cho thấy đảo ngữ là một biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ văn.
 
Top Bottom