Đề thi Chuyên đề Toán THPT Bình Giang, 13-14

C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐÊ THI KHẢO SÁT LỚP ĐỊNH HƯỚNG TOÁN 10​
Câu I (2.0 điểm).

1) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số $y=x^2-4x+3$

2) Xác định $m$ để phương trình $|x^2-4x+3|-m^2-m=0$ có đúng 3 nghiệm phân biệt.

Câu II (3.0 điểm).

1) Giải phương trình $2\sqrt{2x^2+5x-3}=7-3x$

2) Giải hệ phương trình: $\begin{cases} x^2+xy+y^2 = 19x^2+19y^2-38xy \\ x^2-xy+y^2 = 7x-7y+14 \end{cases}$

3) Giải bất phương trình: $\sqrt[3]{x^2-1}+x\ge \sqrt{x^3-2}$

Câu III (2.0 điểm).

1) Cho $tan\alpha-6cot\alpha=1 \ \ (0^o<\alpha <90^o)$. Tính giá trị biểu thức: $A=\frac{cos^3\alpha+sin\alpha}{sin^3\alpha-sin\alpha.cos^2\alpha}$

2) Rút gọn biểu thức. $B=\frac{cosx+cos3x+cos5x}{sinx+sin3x+sin5x}$

Câu IV (2.0 điểm).

1) Trong mp Oxy cho đường tròn $(C): x^2+y^2-2x+4y-20=0$ và đường thẳng $(d): 3x+4y-20=0$.

--Chứng minh $(d)$ tiếp xúc với $(C)$.

--$\Delta ABC$ có đỉnh $A\in (C)$, các đỉnh $(B)$ và $(C)$ thuộc $(d)$, trung điểm cạnh $AB$ thuộc $(C)$. Tìm toạ độ các đỉnh $A, \ \ B, \ \ C$ biết trực tâm của $\Delta ABC$ trùng tâm của đường tròn $(C)$ và điểm $B$ có hoành độ dương.

Câu V (1.0 điểm).

Cho $a, \ \ b, \ \ c$ là các số thực dương thoả mãn: $a^3+b^3+c^3=3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$P=5(a^2+b^2+c^2)+4(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})$​

Chiều nay bọn tớ vừa thi xong, mời bà con cùng chém! :D
 
Last edited by a moderator:
V

vuive_yeudoi

Cơ mà nghĩ lại thì tớ thấy đk này cũng khá được ! :D

Dấu "=" $\leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a^2=b^2=c^2 \\ \dfrac{1}{a}=\dfrac{1}{b}=\dfrac{1}{c} \\ a^3+b^3+c^3=3\end{matrix}\right.$

Không biết mọi người nghĩ sao....

Tớ nghĩ dấu "=" ở (3) xảy ra khi dấu "=" ở (1) và (2) xảy ra cùng lúc chớ.......

------------------
@ vuiveyeudoi: vậy nếu em trình bày theo kiểu xét dấu "=" của từng bdt nhỏ sau đó gom lại thì nó vẫn là $a=b=c=1$ mà! :-/

Em có xét kiểu gì thì bất đẳng thức cuối cũng không đúng theo như anh đã chỉ ra một phản ví dụ . Dùng một lý lẽ không đúng mà đưa ra kết luận cuối cùng trong một bài toán thì không có ổn chút nào rồi .

Thực tế trong điều kiện bài toán là $ \displaystyle a,b,c > 0 \ ; \ a^3+b^3+c^3=3 $ thì bất đẳng thức
$$ 15\sqrt[3]{a^2b^2c^2}+12\sqrt[3]{\dfrac{1}{abc}} \ge 27 $$
không đúng .

Chẳng hạn như có thể chỉ ra một phản ví dụ là $ \displaystyle a=\frac{5}{4} \ ; \ b=\frac{3}{10} \ ; \ c=\sqrt[3]{3-a^3-b^3} \approx 1.006581588 $ thì khi đó
$$ 15\sqrt[3]{a^2b^2c^2}+12\sqrt[3]{\dfrac{1}{abc}} \approx 24.43882515 < 27 $$

Các bất đẳng thức em dùng để đánh giá như hôm qua anh đánh số $ \displaystyle (1) \ ; \ (2) \ ; \ (3) $ , bản thân dấu đẳng thức ở mỗi đánh giá là độc lập với nhau , chẳng liên quan gì nhau đâu mà tự dưng đẳng thức xảy ra tại $ \displaystyle (1) \ ; \ (2) $ là $ \displaystyle a=b=c=1 $ , thế là tự thay vào $ \displaystyle (3) $ được .

Tất nhiên cái chuyện đoán dấu bằng xảy ra là để em định hướng được những đánh giá phù hợp để đẳng thức đảm bảo xảy ra thôi . Chứ nếu muốn bảo là cái hàm $ f \left(a,b,c \right) $ nào đó đạt cực trị tại chỗ nào đó thì phải chứng minh ra , ví dụ như bằng công cụ đạo hàm , bằng hàm lồi lõm gì gì đấy , ...

Bạn nào có cách áp dụng bdt cô si để giải bài đó ko????

Còn về cái này .

Cách giải khác thì cũng có thôi .

Chỉ là anh nghĩ cách hôm qua anh viết ra là là tự nhiên , quen thuộc và dùng được nhiều trong các trường hợp khác nên anh mới viết .

Tất nhiên anh nghĩ vậy không có nghĩa là em cũng nghĩ vậy , em muốn thì cứ suy nghĩ cách khác rồi viết ra đây mọi người sẽ góp ý cho em . Ở đây anh muốn viết rõ hơn một tí thôi .

Ví dụ như trong điều kiện bài toán là $ \displaystyle a,b,c > 0 \ ; \ a^3+b^3+c^3=3 $ thì bất đẳng thức sau là một bất đẳng thức đúng
$$ 5a^2+\frac{4}{a} \ge 2a^3+7 \quad{(4)} $$
Theo đề bài thì $ \displaystyle 0 < a < \sqrt[3]{3} $ nên $ 4+a-2a^2 >0 $.

Vậy nên tất nhiên là
$$ 5a^2+\frac{4}{a} -2a^3-7=\frac{\left( a-1 \right)^2 \left( 4+a-2a^2 \right)}{a} \ge 0$$
Bất đẳng thức $ \displaystyle (4) $ đúng với đẳng thức xảy ra tại $ \displaystyle a=1 $.

Tương tự vậy cũng có
$$ 5b^2+\frac{4}{b} \ge 2b^3+7 \quad{(5)} $$
với đẳng thức xảy ra tại $ \displaystyle b=1 $.


$$ 5c^2+\frac{4}{c} \ge 2c^3+7 \quad{(6)} $$
với đẳng thức xảy ra tại $ \displaystyle c=1 $.

Từ $ \displaystyle (4) \ ; \ (5) \ ; \ (6) $ có
$$ P=5a^2+\frac{4}{a}+5b^2+\frac{4}{b}+5c^2+\frac{4}{c} \ge 2 \left( a^3+b^3+c^3 \right)+21=2 \cdot 3 +21=27 $$
Với đẳng thức xảy ra tại $ \displaystyle a=b=c=1 $.

Vậy
$$ \min \ P=27 $$

Trong phép chứng minh bên trên .

Điểm quan trọng nhất là chuyện tìm ra bất đẳng thức
$$ 5a^2+\frac{4}{a} \ge 2a^3+7 \quad{(4)} $$
Tất nhiên là cái gì cũng có lý do của nó , chứ không phải từ trên trời rớt xuống , hay viết bừa nó ra vậy rồi .

Ở đây , trong hoàn cảnh bài toán , nếu tìm được các bất đẳng thức dạng
$$ 5a^2+\frac{4}{a} \ge m a^3 +n \quad{(5)} $$
thì quá tốt :) .

Như dự đoán trước thì đẳng thức xảy ra tại $ \displaystyle a=1 $ .

Như thế thì từ $ \displaystyle (5)$ sẽ phải có
$$ 9=m+n $$
Lúc đó $ \displaystyle (5) $ trở thành
$$5a^2+\frac{4}{a} \ge m \left( a^3-1 \right) +9 $$
Tương đương với
$$ \left( a-1 \right) \left( \frac{5a^2+5a+4}{a}- m \left( a^2+a+1 \right) \right) \ge 0 $$
Nếu như
$$ g \left( a \right) =\frac{5a^2+5a+4}{a}- m \left( a^2+a+1 \right)= \left( a -1 \right) \cdot f \left( a \right) $$
với $ \displaystyle f \left( a \right) \ge 0 $ thì $ \displaystyle (5) $ tương đương với một bất đẳng thức đúng
$$ \left( a-1 \right)^2 \cdot f \left( a \right) \ge 0 $$
Muốn vậy
$$ g \left( 1 \right) =6-3m=0 $$
Suy ra
$$ m=2 \ ; \ n=9-m=7 $$
Từ đó dẫn tới bất đẳng thức
$$ 5a^2+\frac{4}{a} \ge 2a^3+7 $$
Cuối cùng thì là phải chứng minh trong điều kiện đề bài $ a \in \left( 0 \ ; \ \sqrt[3]{3} \right) $ thì bất đẳng thức trên là đúng . Bên trên anh đã chứng minh rồi . Giờ chỉ ráp vào là có ngay kết quả thôi .

Cái quan trọng là cách suy nghĩ này dùng được trong nhiều bài toán khác nữa .

Chẳng hạn như là với các số thực dương $ \displaystyle a,b,c \ ; \ a^2+b^2+c^2=3 $ thì sẽ chứng minh được rằng
$$ \frac{1}{4-a}+\frac{1}{4-b}+\frac{1}{4-c} \le 1 $$
bằng cách thiết lập ra bất đẳng thức
$$ \frac{1}{4-a} \le \frac{a^2+5}{18} $$
Ví dụ như vậy .
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Em có cách chọn $m, \ \ n$ thế này có lẽ sẽ nhanh hơn.

Dự đoán dấu "=" xảy ra tại $a=1$, vậy từ $(5)$ ta có: $m+n=9 \ \ ( * )$

Vì $P$ là tổng đối xứng nên em nghĩ các hệ số $m, \ \ n$ khi nhẩm đối với $a$ cũng chính là các hệ số tương ứng khi nhẩm đối với $b, \ \ c$

Dự đoán $a=b=c=1$ như vậy: $P=27$

Như thế: $m, \ \ n$ cần chọn sao cho: $m(a^3+b^3+c^3)+3n=27 \ \ (2*)$

Từ $( * )$ và $(2*)$, ta có: $m=2, \ \ n=7$

..........................................
 
V

vuive_yeudoi

Em có cách chọn $m, \ \ n$ thế này có lẽ sẽ nhanh hơn.

Dự đoán dấu "=" xảy ra tại $a=1$, vậy từ $(5)$ ta có: $m+n=9 \ \ ( * )$

Vì $P$ là tổng đối xứng nên em nghĩ các hệ số $m, \ \ n$ khi nhẩm đối với $a$ cũng chính là các hệ số tương ứng khi nhẩm đối với $b, \ \ c$

Dự đoán $a=b=c=1$ như vậy: $P=27$

Như thế: $m, \ \ n$ cần chọn sao cho: $m(a^3+b^3+c^3)+3n=27 \ \ (2*)$

Từ $( * )$ và $(2*)$, ta có: $m=2, \ \ n=7$

..........................................

Theo đề thi $ a^3+b^3+c^3=3 $ và cái $ \displaystyle (2^*) $ của em trở thành
$$m \left( a^3+b^3+c^3 \right) +3n= 3 m +3n=27 $$
Tức nghĩa là nó cũng chính là $ \displaystyle ( * ) $ thôi em . Chưa giải quyết được gì rồi .

Ví dụ như với bài toán sau em thử dùng kiểu như em nói , làm theo y như vậy , mà chỉ ra một cách giải sao cho thuyết phục mọi người xem :)

Bài toán. Cho $ \displaystyle a,b,c > 0 $ thỏa $ \displaystyle a+b+c=3 $. Chứng minh rằng
$$ \frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}+\frac{2 \left( a^2+b^2+c^2 \right)}{3} \ge 5 $$
Như anh vừa nói lúc sáng là em còn bé , thì cứ từ từ đi , cứ quen với lối suy nghĩ này đã rồi từ từ anh mới nói lên những cái khác được .
 
Top Bottom