Vật lí Đề thi chọn HSG Lí 9 TP Hải Dương năm học 2016-2017

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút​
Câu 1 (2,0 điểm)

Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5km/h. Khi đi được một nửa quãng đường thì người đó đi nhờ được xe đạp với vận tốc không đổi 12km/h nên đến sớm hơn so với dự định là 28 phút. Hỏi nếu người ấy đi bộ hết cả quãng đường thì phải mất thời gian bao nhiêu?

Câu 2 (2,0 điểm)

Có một số chai sữa giống nhau đều đang ở nhiệt độ tx. Người ta thả từng chai vào một bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra, rồi thả tiếp chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu ở trong bình là $t0 = 36^0C$. Chai sữa thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ $t1 = 33^0C$, chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ $t2 = 30,5^0C$. Bỏ qua mọi hao phí nhiệt.

a. Tìm tx.

b. Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ của nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn $tn = 25^0C$.

Câu 3 (2,5 điểm)

Cho mạch điện như hình 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện là U = 6V; R1 = R2 = 3; R3 là một biến trở.


a. Khi R3 = 6Ω, tính công suất tiêu thụ của biến trở.

b. R3 phải bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ của biến trở là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.

Câu 4 (2,0 điểm)

Một dây dẫn có điện trở thuần. Khi dòng điện có cường độ I1 = 2A chạy qua dây dẫn thì nó nóng lên đến nhiệt độ $t1 = 50^0C$, khi dòng điện có cường độ I2 = 4A chạy qua dây dẫn này thì nó nóng lên đến nhiệt độ $t2 = 150^0C$. Biết nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh tỉ lệ thuận với độ chênh lệch nhiệt độ giữa dây dẫn và môi trường. Nhiệt độ môi trường không đổi. Coi điện trở của dây dẫn không thay đổi theo nhiệt độ.

1. Gọi a và b là khoảng thời gian tương ứng từ lúc dòng điện I1 và I2 bắt đầu chạy qua dây dẫn đến khi dây dẫn đạt nhiệt độ không đổi. Trong khoảng thời gian này coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường từ dây dẫn là không đáng kể. Chứng minh rằng a = b.

2. Cho dòng điện có cường độ I3 = 6A chạy qua dây dẫn thì nó nóng lên đến nhiệt độ t3 bằng bao nhiêu?

Câu 5 (1,5 điểm)

Cho mạch điện như hình 2. Hiệu điện thế U = 18V không đổi, điện trở r = 2, bóng đèn Đ có hiệu điện thế định mức 6V, biến trở có điện trở toàn phần là R. Bỏ qua điện trở các dây nối, ampe kế và con chạy của biến trở. Điều chỉnh con chạy của biến trở để số chỉ của ampe kế nhỏ nhất bằng 1A và khi đó đèn Đ sáng bình thường. Hãy xác định công suất định mức của đèn Đ.

 

Lưu Thị Thu Kiều

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng ba 2017
710
1,214
249
Bắc Ninh
$\color{Blue}{\text{❄ Cô đơn vào đời ❄ }}$
Câu 1 (2,0 điểm)

Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5km/h. Khi đi được một nửa quãng đường thì người đó đi nhờ được xe đạp với vận tốc không đổi 12km/h nên đến sớm hơn so với dự định là 28 phút. Hỏi nếu người ấy đi bộ hết cả quãng đường thì phải mất thời gian bao nhiêu?
thời gian đi dự định là: [TEX]t_{1}=\frac{S}{v_{1}}=\frac{S}{5} h[/TEX] (*)
thời gian đi thực tế là: [TEX]t_{2}=\frac{S_{1}}{v_{1}}+\frac{S_{2}}{v_{2}}=\frac{S_{1}}{5}+\frac{S_{2}}{12} h[/TEX]
ta có : [TEX]S=S_{1}+S_{2}[/TEX],[TEX]S_{1}=S_{2}[/TEX]
theo đề bài ta có: [TEX]t_{1}-t_{2}=\frac{28}{60}[/TEX]
[TEX]<=>\frac{S}{5}-(\frac{S_{1}}{5}+\frac{S_{2}}{12})=\frac{28}{60}[/TEX]
[TEX]<=>S.(\frac{1}{5}-\frac{1}{10}-\frac{1}{24})=\frac{28}{60}[/TEX]
tính được S thay vào (*) được yêu cầu đề
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg
Top Bottom