bài 1:
a.khối lượng riêng của quả cầu là:
[TEX]D=\frac{m}{V}=\frac{10}{0,014}=\frac{5000}{7} kg/m^{3} <1000 kg/m^{3}=D_{o}[/TEX]
[TEX]=> [/TEX] quả cầu nổi trên nước
gọi [TEX]V_{c}, V_{n}[/TEX] lần lượt là thể tích phần chìm và nổi của quả cầu
khi vào trong nước quả cầu chịu tác dụng của 2 lực : trọng lực và lực đẩy ácsimet
do quả cầu cân bằng trong nước nên [TEX]P=F_{A}[/TEX]
[TEX]<=>10DV=10.D_{o}.V_{c}[/TEX]
[TEX]<=>\frac{V_{c}}{V}=\frac{D}{D_{o}}=\frac{\frac{5000}{7}}{1000}=\frac{5}{7}[/TEX]
mà [TEX]V_{c}+V_{n}=V[/TEX] nên [TEX]\frac{V_{n}}{V}=\frac{2}{7}[/TEX]
từ đó suy ra [TEX]\frac{V_{n}}{V_{c}}=\frac{2}{5}[/TEX]
b.quả cầu ngập trong nước chịu tác dụng của trọng lực P, lực đẩy acsimet [TEX]F_{A1}[/TEX], và lực căng dây T
do quả cầu cân bằng nên [TEX]P+T=F_{A1}[/TEX]
[TEX]<=>10m+T=10D_{o}V[/TEX]
[TEX]<=>T=10D_{o}V-10m=10.1000.0,014-10.10=40 N[/TEX]
vậy lực căng dây là 40N