câu 1: 4 điểm
hiện này các nước ở châu phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ?
câu 2: 6 điểm
nêunhững net chung của phong trao giai phóng dân tộc ở các nước Mĩ La-Tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
câu 3: 4.5 điểm
vào nửa cuối thế kỉ XIX ở việt nam, một sô tổ chức, sĩ phu yêu nước thức thời đã đưa ra những đề nghị cải cách với triều đình phong kiến
a. em hãy nếu tên những tổ chức, sĩ phu tiêu biểu cùng với nội dung đề nghị cải cách của họ?
b. nguyên nhân nào dẫn tới việc các tổ chức, sĩ phu này đã đưa ra những đề nghị cải cách đó?
c. em có đánh giá gì về những mặt tích cực và hạn chế của các nội dung đề nghị cải cách trên?
câu 4. 5.5 điểm
em hãy cho biết hình thức và nội dung hoạt đọng của các phong trào đông du,đông kinh nghĩa thục, cuộc vận động duy tân. chỉ ra những điểm giống và khác nhau của các phong trào, các cuộc vận động trên ?
----------------------------------------------hết -------------------------------------------
1. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định : nội chiến, đói nghèo, nợ nần, bệnh tật thường xuyên xảy ra…
2.
1. Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).
- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)
- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
⟹ Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam Châu Phi.
2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla, Môdămbích và Ginê Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
⟹ Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).
- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới
“hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”.
- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
- Chính quyền của người da đen được thành lập:
+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
⟹ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Sai lầm và chú ý:
- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á nổ ra sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ.
- Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là chống chế độ độc tài thân Mĩ, tiêu biểu nhất cách mạng Cuba chống lại chế độ độc tài Batixta.
3.
a.
- Những nhà cải cách tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
- Nội dung chính trong đề nghị cải cách của các nhà cải cách đó là:
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
b.
Đất nước ngày càng nguy nan, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể vững vàng để đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của triều đình Huế.
c.
Những đề nghị cải cách cuối thể kỉ XIX của các sĩ phu, quan lại yêu nước đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ và làm củ một bộ phận quan lại triều đình. Tuy nhiên, nó vẫn còn có nhiều hạn chế như vẫn còn mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.