Sử Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 ( Hà Nội )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
Môn: Lịch Sử

Thời gian làm hai 180 phút (Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (2 điểm):
Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam từ cuối thế ki XIX, Charles Gosselin viết: "Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ... Phát biểu suy nghĩ của em về nhận định trên.
Câu 2 (2 điểm):
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, lãnh đạo của phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy rút ra tính chất nổi bật của hai phong trào. Từ thất bại của các phong trào đó, có thể rút ra những bài học lịch sử gì?
Câu 3 (2 điểm):
Tại sao trong những năm 1897 – 1914, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? Phân tích tác động tích cực của cuộc khai thác đối với nước ta trong khoảng thời gian này ?
Câu 4 (2 điểm )
Trình bày khái quát thắng lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh rằng. Thắng lợi cho phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam 1 đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới ?
Câu 5 ( 2 điểm)
Từ sự phát triển kinh tế của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản trong thời kỳ hoàng kim sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm tỏ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó? Theo Anh (chị ), Việt Nam có thể rút ra được những cái học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Đáp án tham khảo
Câu 1: Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn dối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ IX, Charles Gosselin viết: "Những vị hoàng đế An Nam phải trách nhiệm về sự đối với và xuống dốc của đất nước họ... Phát biểu suy nghĩ của em và nhận định trên.
Trả lời
- Trách nhiệm của triều Nguyễn với sự xuống dốc” của đất nước
- Giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược, với tư cách, vai trò quản lý đất nước, triều Nguyễn vẫn thực hiện chính sách cai trị bảo thủ , sai lầm , thiển cận ( củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đã lỗi thời, không chăm lo phát triển kinh tế, độc quyền công thương nghiệp, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng; không củng cố quốc phòng, thực hiện chính sách đối ngoại sai lầm, cấm đạo...
- Hậu quân Chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Thế và lực của đất nước suy
kiệt, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, đất nước bị cô lập và mất khả năng phòng thủ
* Trách nhiệm của triều Nguyễn đối với sự đổ vỡ của đất nước:
- Khi đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, với vai trò trực tiếp lãnh đạo và tổ chức kháng chiến, triều Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tiếp tục khước từ những đề nghị cải cách duy tân, đi từ " thủ hoà " sang " chủ hòa", phản bội phong trào không chiến của nhân dân, bỏ lỡ nhiều cơ hội tiêu diệt địch, từng bước đầu hàng thực dân Pháp.
- Hậu qủa để mất độc lập chủ quyền từng bước đến hoàn toàn. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
- Đặt trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX; chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã bị xâm lược (bị xâm lược và mất nước không phải là ngoại lệ). Mặc khác, so sánh trong quan lực lượng chênh lệch (Pháp là kẻ thù hơn ta cả một phương thức sản xuất); triều Nguyễn trong thời gian đầu có tổ chức đánh giá cao
Tuy nhiên, một số quốc gia thức thời tiến hành cải cách đã thoát khỏi khủng hoảng và bảo vệ được nên độc lập.
- Triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm lớn đối với văn minh dân tộc - trách nhiệm chính trong việc để đất nước suy yếu và mất nước vào tay thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX (nhận định của Charles Gosselin dùng nhưng chưa thật đầy đủ )
Câu 2 : Trên cơ sở phân tích mục tiêu, lãnh đạo của phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy rút ra tính chất nổi bật của hai phong trào. Từ thất bại của các phong trào đó, có thể rút ra những bài học lịch sử gì?
Trả lời
* Phong trào Cần Vương
- Mục tiêu giúp vua của nước, chống Pháp giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có chủ quyền.
- Lãnh được chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước, bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo, Trung quân ái quốc" (tiêu biểu là Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật )
=> Tính chất nổi bật: yêu nước, chống xâm lược trên lập trường phong kiến.
* Phong trào nông dân Yên Thế
- Mục tiêu: chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, bảo vệ quê hương, bảo vệ cuộc sống...
- Lãnh đạo: là thủ lĩnh nông dân (tiêu biểu là Đề Nắm, Đề Thám...
- Tính chất nổi bật là phong trào yêu nước, mang tính chất tự vệ (tự phát ).
+ Bài học lịch sử rút ra từ thất bại của phong trào yêu nước cuối thế là XIX.
- Thất bại có hai phong trào là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan tương quan ( So sánh lực lượng chênh lệch, nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết phối hợp, hạn chế lực lượng lãnh đạo ,...
- Bài học Lịch Sử: muốn đấu tranh thắng lợi phải nổ ra đúng thời cơ, phải có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến với đường lối đúng đắn.
 
Top Bottom