Sử Đề thi chọn đội tuyển học sinh Quốc gia ( Tiền Giang )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi chọn học sinh đội tuyển quốc gia tỉnh Tiền Giang
Năm 2021
Câu 1️⃣ (2.5 điểm)
Khái quát sự phát triển của nền giáo dục nước ta từ thế kỉ XI - XV. Theo anh (chị), nền giáo dục thời kì này có điểm tiến bộ và hạn chế gì?
Câu 2️⃣ (2.5điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng các nước Anh, Pháp, Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Vì sao ?
Câu 3️⃣ (3.0 điểm)
a) Phân tích bối cảnh lịch sử khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
b) Hiện nay, ASEAN cần làm gì để bảo đảm hòa bình và an ninh ở khu vực?
Câu 4️⃣ (3.0 điểm)
Trong Phan Bội Châu niên biểu có viết: “Trông bánh xe đã đổ trước, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công”. Thông qua hoạt động cứu nước của cụ Phan Bội Châu hãy làm sáng tỏ quan điểm trên.
Câu 5️⃣ (3.0 điểm)
Phân tích sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Tác động của sự phân hóa đó?
Câu 6️⃣ (3.0 điểm)
Trình bày và nhận xét chủ trương của Đảng về tập hợp lực lượng cách mạng giải trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2-1930, Luận cương chính trị tháng 10-1930 và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941.
Câu 7️⃣ (3.0 điểm)
a) Những thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã tác động trực tiếp đến việc Mỹ phải chấp nhận triệu tập và ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
b) Hiệp định Paris ảnh hưởng thế nào đến cục diện chiến trường miền Nam.
Đáp án tham khảo
Cây 1. Khái quát sự phát triển của nền giáo dục nước ta từ thế kỉ XI - XV. Theo anh (chị), nền giáo dục thời kì này có điểm tiến bộ và hạn chế gì?
a) Khái quát sự phát triển của nền giáo dục nước ta từ thế kỉ XI - XV:

- Xem xét theo quan điểm toàn bộ, nước ta (Việt Nam) trong thế kỉ XI - XV:
1) Đại Việt ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ; 2) Champa ở miền Trung;
3) Khu vực Nam Bộ vốn là lãnh thổ của vương quốc Phủ Nam (cũ), lúc bấy giờ thuộc sự cai trị của Chân Lạp.
- Nền giáo dục Việt Nam thế kỉ XI - XV có sát phong phú về hình thức, nội dung giáo dục và có mức độ phát triển khác nhau ở các quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
- Khái quát sự phát triển nền giáo dục
+ Từ chỗ giáo dục cơ sở (giáo dục gia đình) tiếp nhận và phát triển các loại hình giáo dục giáo dục Phật giáo, giáo dục Balamôn giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo; từ chỗ giáo dục đạo đức đã trở thành nền giáo dục gần với sự thiết lập và duy trì trật tự xã hội của quốc gia.
+ Các quốc gia dẫn tiếp nhận hoặc sáng tạo ra chút viết để sử dụng cho việc giáo dục: Đại Việt tiếp nhận chữ Hán, sáng tạo ra chữ Nôm, Champa sử dụng chữ Chăm...
+ Từ chỗ giáo dục mang tính cục bộ (vua quan. quý tộc) đã mở rộng ra cho các đối tượng khác trong xã hội. Từ cho đào tạo ra các trí thức địa phương đã có tri thức ở tầm quốc gia, dân tộc.
b) Điểm tiến bộ và hạn chế của nền giáo dục...
- Tiến bộ
1) Bảo đảm và duy trì trật tự xã hội;
2) Giáo dục đạo đức, nhân cách sống; 3) Đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước;
4) Góp phần làm phong phú, đa dụng nền giáo dục Việt Nam..
- Hạn chế. Giáo dục khuôn phép, cứng rắn ( giáo dục Nho giáo, giáo dục Balamôn giáo).
Câu 2️⃣ (2.5điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng các nước Anh, Pháp, Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Vì sao ?
Trả lời

a) Đúng khi nhận định rằng: Các nước Anh, Pháp, Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
b) Giải thích:
- Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.
- Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình
- Tại Hội nghị Muynich (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Pháp đã kí một hiệp định trao vùng Xuyêét của Tiệp Khúc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết của Hitle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
- Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục ), các nước Mĩ, Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hình động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít.
vô sản cùng vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng. Trình bày và nhận xét chủ trung của Đảng về tập hợp lực lượng cách mạng giải trong
Câu 6 .Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2-1930, Luận cương chính trị tháng 10-1930 và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941.
Trả lời
a) Cương lĩnh chính trị đầu tiên đầu năm 1930

- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông,trung tiểu địa chủ và từ sản phải lợi dụng hoặc trung lập .
- Việc xác định hoàn toàn đúng đắn, đã đánh giá đúng thái độ chính trị và khả năng cách mang của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Đó là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, qua đó khai thác được sức tranh của lực lượng bản dân trong cuộc đấu tranh dân tộc giải phóng. Đó còn là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện của một nước Việt Nam thuộc địa xem tiểu địa chủ, trung địa chủ, tiểu tư sản là lực lượng của cách mạng.
b) Luận cương chính trị tháng 10-1930
- Lực lượng cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấp nông dân
- Luận cương chưa xác định lực lượng cách mạng toàn dân tộc, chi môn xác định được lực lượng cơ bản. Đánh giá không dùng khả năng chống đế quốc, chống phong kiến của tiểu tư sản, khả năng cách mạng nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ theo cách mạng. Do do, chia lôi kéo được các giai cấp, tầng lớp khác tham gia cách mạng.
c) Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 tháng 5-1941
- Chủ trương tập hợp mọi lực lượng yêu nước không phân biệt thành phần, tôn giáo, đảng phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước
- Chủ trương đoàn kết lực lượng toàn dẫn tộc là một chủ trương đúng đắn, nhằm huy động lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh chống đế quốc cô lập cao độ bọn đế quốc phát xét Pháp - Nhật và tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng, đáp ứng nguyện vọng cứu nước của mọi giới đồng bào, khắc phục triệt để những hạn chế về tập hợp lực lượng trong Luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên
 
Top Bottom