Đề thi chọn A1 năm 2008! Làm giúp với!

G

g_dragon88

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1(2đ)
Cho các biểu thức: A = [TEX]\frac{ x^6 - x^4}{ x^3 + x^2}[/TEX]
B = [TEX]\frac{ x^2 - \frac{1}{9} }{ x - \frac{1}{3} }[/TEX]
a, Rút gọn các biểu thức A, B
b, Tìm x để A = B
Bài 2(2đ)
Cho x = [TEX]\frac{\sqrt{5} +1 }{2}[/TEX]
a, Chứng minh rằng : [TEX] x^2[/TEX] = x+1; [TEX] x^3[/TEX] = 2x+1; [TEX] x^4[/TEX] = 3x+2
b, Hãy biểu diễn [TEX] x^5[/TEX] và [TEX] x^6[/TEX] theo x
Bài 3(2đ)
Cho phương trình bậc hai ẩn x( m là tham số)
[TEX] x^2[/TEX] -(2m+1)x +2m = 0 (1)
a, CMR: Phương trình (1) luôn có 2 nghiệm với mọi m
b, Gọi [TEX] x_1[/TEX] , [TEX] x_2[/TEX] là hai nghiệm của phương trình (1), tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức S = [TEX]\frac{ x_1 + x_2}{ (x_1)^2 + x_1.x_2 + ( x_2)^2 }[/TEX]
Bài 4(3đ) Cho tam giác nhọn ABC có [TEX] \hat{A} = 60^o[/TEX] , AB<AC nội tiếp đường tròn tâm O. Gọi H là trực tâm của tam giác đó.
a, Chứng minh tứ giác BHOC nội tiếp được đường tròn
b, Gọi giao điểm của đường thẳng HO với AB và AC lần lượt là E và F. Chứng minh : EF = BE+CF
c, Các đuờng thẳng AH, BH, CH cắt đường tròn (O) lần lượt tại [TEX] H_1, H_2, H_3[/TEX] .Chứng minh diện tích lục giác A[TEX] H_2[/TEX]C[TEX] H_1[/TEX]B[TEX] H_3[/TEX] bằng 2 lần diện tích tam giác ABC.
Bài 5(1đ) Cho đa giác đều [TEX] A_1 [/TEX][TEX] A_2[/TEX][TEX] A_3[/TEX][TEX] A_4[/TEX][TEX] A_5[/TEX][TEX] A_6[/TEX][TEX] A_7[/TEX]. Mỗi đỉnh của đa giác này được tô bởi một trong hai màu xanh hoặc đỏ. CMR tồn tại một tam giác cân có ba đỉnh là các đỉnh của đa giác đều đã cho được tô cùng màu.
 
N

nguyenbahiep1

Bài 3(2đ)
Cho phương trình bậc hai ẩn x( m là tham số)
[TEX] x^2[/TEX] -(2m+1)x +2m = 0 (1)
a, CMR: Phương trình (1) luôn có 2 nghiệm với mọi m
b, Gọi [TEX] x_1[/TEX] , [TEX] x_2[/TEX] là hai nghiệm của phương trình (1), tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức S = [TEX]\frac{ x_1 + x_2}{ (x_1)^2 + x_1.x_2 + ( x_2)^2 }[/TEX]


câu a

[laTEX]\Delta = (2m+1)^2 - 8m = (2m-1)^2 \geq 0 \Rightarrow dpcm [/laTEX]

câu b


[laTEX]x_1+x_2 = 2m +1 \\ \\ x_1x_2 = 2m \\ \\ S = \frac{x_1+x_2}{(x_1+x_2)^2-x_1x_2} = \frac{2m+1}{(2m+1)^2 - 2m} \\ \\ S = \frac{2m+1}{4m^2+2m+1} \\ \\ 4S.m^2 + 2Sm +S = 2m+1 \\ \\ 4S.m^2 + 2m(S-1) + S-1 = 0 \\ \\ \Delta' \geq 0 \Rightarrow (S-1)^2 - 4S(S-1) \geq 0 \\ \\ (1-S)(3S+1) \geq 0 \Rightarrow -\frac{1}{3} \leq S \leq 1 \\ \\ Max_S = 1 \Rightarrow x = 0 \\ \\ Min_S = -\frac{1}{3} \Rightarrow x = -1 [/laTEX]
 
G

g_dragon88

Còn mấy bài kia bạn ạ.............Làm giúp mình với.........................Đặc biệt là 2 bài cuối. Và cho mình hỏi mấy bài mà thuộc dạng bài 5 là thuộc toán dạng nào?
 
Last edited by a moderator:
S

sytuoi123

cái bài 5 dùng nguyên lí đỉiclê là ra thui mà
đa giác A1A2...A7 có số đỉnh lẻ nên tồn tại 2 đỉnh kề nhau có màu giống nhau. giả sử 2 đỉnh A1 và A2 kề nhau và màu đỏ
đa giác A1A2...A7 có số đỉnh lẻ nên tồn tại 1 đỉnh nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng A1A2 và đó là A5.
nếu A5 tô màu đỏ thì tam giác A1A2A5 là tam giác cân có 3 đỉnh cùng màu đỏ
nếu A5 tô màu xanh thì lúc này gọi 2 đỉnh kề của A1 và A2 là A7 và A3.
Nếu 2 đỉnh A7 và A3 tô màu xanh thì tam giác A5A7A3 là tam giác cân có 3 đỉnh cùng màu xanh.
Ngược lại nêu1 trong 2 đỉnh A3 va A7 tô màu đỏ thì tam giác A7A1A2 hoặc tam giác A1A2A3 là tam giác cân có 3 đỉnh tô màu đỏ
 
Top Bottom