Đề tập làm văn sô1

V

vocamtu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề1: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.(Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế mỗi địa phương .)
Đề2: Một lòai động vật hay vật nuôi ở quê em
Cần gấp lém, mấy bạn làm ơn gíup mình nha(^_^)
 
A

angels_96

Đề 1:Câu ca dao từ bao đời đã để lại trong lòng người dân Huế và du khách đến Huế hình ảnh một cảnh chùa thơ mộng.

Chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, thuộc xã Hương Long, thành phố Huế.

Trong Ô Châu cận lục viết đời Mạc, đã thấy ghi chép chùa Linh Mụ được Chúa Nguyễn Hoàng cho tái thiết vào đầu thế kỷ XVII. Theo truyền thuyết, năm Tân Sửu (1601), Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng nhân đi du ngoạn núi non sông biển, khi đặt chân đến đây, thấy phong cảnh tuyệt đẹp, địa thế thật tốt. Vua nghe kể có người trông thấy một bà già đầu tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần xanh ngồi chơi ở đỉnh gò mà nói : "Rồi đây sẽ có chân Chúa đến dựng lại chùa ở nơi này để tụ linh khí mà làm bền cho long mạch". Nói xong, người đàn bà biến mất. Từ đó, dân chúng gọi tên núi là Thiên Mụ sơn, và Chúa Nguyễn Hoàng cho dựng lại chùa, viết biển đề "Thiên Mụ Tự" (đến đời vua Tự Đức, chùa được đổi tên là Linh Mụ Tự).

Ban đầu chùa còn đơn sơ, chưa có những công trình kiến trúc và mỹ thuật nổi tiếng. Năm 1665, Chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa, qui mô kiến trúc còn nhỏ.

Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm tức Thích Đại Sán, người Chiết Tây, Trung Quốc, thuộc phái Tào Động, được Chúa Nguyễn mời sang Việt Nam lập đại giới đàn. Ngài là một danh nhân đời nhà Thanh, đã được Chúa Nguyễn Phúc Chu mời làm trụ trì chùa Thiên Mụ. Tháng 7 năm 1696, trước khi trở về Trung Quốc, Ngài đã truyền giới Bồ-tát cho Chúa Nguyễn Phúc Chu, ban đạo hiệu là Thiên Túng Đạo nhân, nối pháp đời thứ 30 Tào Động chánh tông. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài có công truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong.

Năm 1710, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung nặng 3285 cân, là một tác phẩm mỹ thuật quí giá. Tiếng chuông chùa từ đấy đã an nhiên trong lòng người dân xứ Huế, đã đi vào thơ ca.

Thiên Mụ chung thanh

Cao cương cổ sát trấn tiền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên.
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên.
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.
(Thiệu Trị ngự đề)
Nghĩa là :

Tiếng chuông chùa Thiên Mụ

Gò cao chùa cổ bên sông,
An nhiên nguyệt tướng mặt vòng tròn gương.
Niệm tan phiền não sầu thương,
Ba ngàn thế giới tỉnh đường ba sinh.
Chuông rền cảm giới u minh,
Ban mai tiếng tụng hiển linh đạo huyền.
Thánh công Phật tích lưu truyền,
Nhân lành quả tốt khắp miền nước non.
(Nguyễn Quảng Tuân dịch)
Năm 1714, Chúa Nguyễn Phúc Chu lại tiếp tục cho xây dựng thêm nhiều công trình huy hoàng, tráng lệ. Đó là lần trùng tu qui mô nhất gồm : cổng tam quan, điện Thiên vương, điện Ngọc Hoàng, điện Thập Vương, nhà thuyết pháp, lầu Tàng kinh, lầu chuông, lầu trống, nhà Vân Thủy, nhà thiền, điện Đại Bi, điện Dược sư, tăng phòng … Chúa lại cho mở an cư kiết hạ trong vườn Tỳ Da suốt 3 tháng, và cho người sang Trung Quốc thỉnh Tam Tạng kinh Luật, Luận Đại thừa hơn một ngàn bộ đem về lưu giữ tại chùa.

Vào đầu thế kỷ XIX, các vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng đã cho trùng tu, sửa sang chùa. Giữa là điện Đại Hùng, phía sau là điện Di-lặc, điện Quan Âm và Tàng Kinh. Hai bên là điện Đại Hùng và điện Thập Vương.

Đến năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Từ Nhân (về sau đổi tên là tháp Phước Duyên), bảy tầng, cao 21m, bằng gạch, mỗi tầng thờ một pho tượng Phật. Đã 150 năm qua, tháp Phước Duyên ngày ngày soi bóng xuống dòng sông Hương , gây nhiều cảm xúc khó tả cho biết bao du khách đến với cố đô. Trước tháp, vua cho dựng đình Hương Nguyện ba gian, sườn bằng gỗ chạm khắc tinh xảo. Hai bên, dựng hai nhà bia ghi kiến trúc tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyên và nhiều bài thơ của vua Thiệu Trị.

Qua đầu thế kỷ XX, chùa bị hư hỏng nặng do cơn bão năm Giáp Thìn (1904). Vua Thành Thái đã cho trùng tu chùa vào năm 1907 và cho đến ngày nay, qua công lao của Hòa thượng Thích Đôn Hậu cùng nhiều Tăng, Ni, Phật tử, du khách xa gần, ngồi chùa cổ Thiên Mụ được xây dựng lại, tuy không còn qui mô to lớn như trước, nhưng vẫn trang nghiêm, hùng tráng.

Du khách đến thăm chùa, sau khi bước lên 15 bậc tam cấp ở cổng tam quan sẽ gặp nền đá của đình Hương Nguyện xưa kia và tháp Phước Duyên. Hai bên đình Hương Nguyện cũ có hai nhà bia, và hai bên tháp Phước Duyên có một nhà bia và một nhà chuông thời Chúa Nguyễn Phúc Chu. Sau lưng tháp là một tấm bia nhỏ.

Sau khi tham quan các công trình có tính chất lưu niệm ở khu vực phía ngoài, du khách vào phía trong cửa Nghi Môn cũng được bao quanh bằng khuôn tường xây đá. Ở đây có các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa. Sau cùng là tháp mộ Hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm giữa vườn thông.

Điện Đại Hùng ở chùa Thiên Mụ được bài trí đơn giản. Tượng đức Phật Di-lặc được tôn trí ở tiền điện, hai bên có chuông và khánh đá. Ở căn giữa, trong án thờ được chạm khắc công phu và sơn son thếp vàng lộng lẫy là tượng Tam Thân (Pháp thân, Ứng thân, Hóa thân), phía trước là tượng đức Phật Thích-ca. Ngoài cùng là bàn chuông, mõ. Gian hai bên thờ Bồ-tát
 
A

angels_96

Đề 2:

Dàn bài :
MB : Giới thiệu khái quát về con trâu
TB :
- Nêu lai lịch, nguồn gốc của trâu.
- Miêu tả 1 số đặc điểm của trâu
- Nêu ý nghĩa của trâu trong đời sống nhân dân VN.
- Nêu cách chăm sóc trâu
............
KB : Cảm nghĩ của bạn về con trâu.

Tư liệu tham khảo mình kiếm được, hi vọng giúp được bạn:

Trâu là một loài động vật thuộc họ móng guốc (trâu bò). Chúng sống hoang dã ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan và Việt Nam, ngoài ra trâu cũng sống hoang dã ở phía bắc Úc. Trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên ở Đông Nam Á, nhưng số lượng trâu hoang dã không còn nhiều, và người ta lo ngại rằng trâu rừng hoang dã thuần chủng không còn tồn tại nữa. Tại Việt Nam vẫn có trâu rừng, nhưng số lượng còn rất ít, chúng phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai. Trâu có 2 loại: loại màu da xanh đen (trâu đen) và loại màu da sáng hồng (trâu trắng).

Trâu lúc trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều, con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao tới khoảng 1,8 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới. Mới đây, tại Việt Nam, một bộ sừng trâu rừng lớn chưa từng thấy đã được phát hiện, ước đoán to hơn trâu rừng hiện nay rất nhiều

Trâu được thuần dưỡng là một gia súc rất quan trọng trong đời sống người dân một số vùng ở châu Á. Chúng cho sức kéo, thịt và sữa. Ấn Độ là nước nuôi nhiều trâu nhất trên thế giới. Ở nước này người ta sử dụng sữa và thịt của trâu thay cho bò.

Con trâu trong văn hóa Việt
Vai trò của con trâu
* Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu:
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy ắt là khó thay
Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông thì có câu:
Ruộng sâu, trâu nái
Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: chăn trâu thì gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, phơi áo trên lưng trâu, thả diều ...
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
* Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên.
* Trong văn học cổ Việt Nam có truyện thơ Lục súc tranh công'
 
Top Bottom