1)MB
*Giới thiệu bài thơ em yêu thích nhất là bài thơ nào? Vì sao em thích bài thơ đó?
2)TB
*Bài thơ đó nói về nội dung gì?
Có câu thơ hay hình ảnh đẹp nào khiến em ấn tượng hay thích nhất?
Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ nào? Nhằm nhấn mạnh cái gì và tác dụng của nó?
Câu từ như thế nào? Có hay, có sinh động ko? Hay mộc mạc, giản dị?
Qua bài thơ đó, có khiến em liên tưởng tới gì ko? Có giúp em rút ra bài học hữu ích ko?
3)KB
*Tình cảm của em đối với bài thơ
Qua bài thơ, em cảm nhận đc gì và thế nào?
Dĩ nhiên là yêu thích rồi! Nó khiến em nhớ đến ai ko?
Do mỗi người thích 1 bài thơ khác nhau nên chị đặt ra các câu hỏi để giúp em dễ dàng làm văn hơn
Sau đây là bài tham khảo
Bài thứ 1:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mĩ
Trút trên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất. Hạt gạo làng ta.
Gửi ra tiền tuyến,
Gửi về phương xa.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con." Hạt gạo làng ta.
Có vị phù sa,
Của sông Kinh Thầy.
Có hương sen thơm,
Trong hồ nước đầy…"
Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được " vị phù sa". " hương sen thơm" trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:"Có lời mẹ hát,
Ngọt ngào hôm nay. "
Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."
Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này , Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:
" Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu"Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo , mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:
"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy. "
Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá cờ" thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.Nước óng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:"Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ. "" Cua ngoi lên bờ" không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:
" Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy…"
Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:
"Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn,
Vàng hơn lúa đồng.
Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông…"
Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:
'"Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông…."
Vừa nói lên được hoàn cảnh vừa nêu được khí thế đất nước của ngày ấy.
Bài thứ hai:
NẮNG BA ĐÌNH.
Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày tuyên ngôn Độc lập.
Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.
Ấm lòng ta biết mấy
Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác...
NGUYỄN PHAN HÁCH.
Bác Hồ kính yêu đã vĩnh biệt chúng ta lâu rồi nhưng Người vẫn mãi mãi sống cùng non sông đất nước này. Đó là một sự thật. Hình bóng của Người, tinh thần của Người vẫn vẹn nguyên,vẫn hiển hiện khắp nơi, từ cỏ cây đến sắc trời, từ con đường đến màu nắng...Cảm giác này càng kì lạ và càng rõ ràng mỗi khi chúng ta đi trên quảng trường Ba Đình. Nhà thơ Nguyễn Phan Hách dường như đã nói giùm chúng ta điều đó.Từ ngày Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Người đã mang về đây mùa thu cách mạng và trong ánh nắng mùa thu bao đời của thiên nhiên xứ sở, bắt đầu từ đấy cũng có một màu sắc mới: Nắng Ba Đình! Đó là nắng cách mạng, Nắng Tuyên ngôn, Nắng Bác Hồ!Đi trên quảng trường hôm nay, cảm xúc thơ đến từ ánh nắng in trên lăng Bác:“ Nắng Ba Đình mùa thuThắm vàng trên lăng Bác” Hai chữ “ thắm vàng” được dùng ở đây dường như nói được cả sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ, có cả ánh sáng kiêu hãnh tự hào của tấm lòng một công dân độc lập, lòng biết ơn sâu nặng của một người con đối với Bác Hồ.Hai chữ “ thắm vàng” còn như thắm vàng lên lăng Bác, làm cho khói hoa cương và cẩm thạch ấy rực rỡ nguy nga! Tác giả còn nhận ra sắc nắng, sắc trời hôm nay còn là sắc nắng, sắc trời của hôm nào:“ Vẫn trong vắt bầu trờiNgày Tuyên ngôn Độc lập” Chao ôi! Màu nắng, màu trời trong vắt hiện ra trong một ngày thế rồi cũng hoá thành vĩnh viễn! Nghĩa là khoảnh khắc đã hoá thành vĩnh cửu. Đúng thế, bầu trời trong vắt ngày Tuyên ngôn Độc lập không bao giờ phai đối với tâm trí mỗi người dân Việt Nam!Cảm xúc của tác giả tiếp tục được nâng lên nữa:“Ta đi trên quảng trườngBâng khuâng như vẫn thấyNắng reo trên lễ đàiCó bàn tay Bác vẫy” Nắng không chỉ có màu sắc “thắm vàng”. Nắng còn cất lên tiếng nói của riêng mình nữa “ Nắng reo trên lễ đài”. Đó là ánh nắng thu đang xao động, hay nắng chính là tiếng sóng reo hò của muôn vạn con tim Việt Nam trong giờ phút Người đọc Tuyên ngôn, đén nay dư âm vẫn còn vang vọng, vẫn còn dạy lên trong sắc nắng Ba Đình? Có lẽ tất cả những ấn tượng ấy đã ùa đến trong lòng nhà thơvà hội tụ trong ngòi bút thơ ca, hội tụ vào hai chữ “Nắng reo”. Từ hai chữ “ Nắng reo”,người viết còn như hình dung cả bàn tay Bác vẫy trên lễ đài làm xao động cả nắng Ba Đình- “ Có bàn tay Bác vẫy”Tác giả nhìn màu nắng thực hôm nay làm sống động cả quá khứ; đem những hình ảnh của quá khứ làm hiển linh trong hiện tại này. Ấy là thủ pháp từ cái có (hữu) mà gợi dậy cái không (vô) vậy!Sự hiển hiện của Người vẫn toàn vẹn nhất là ở khổ thơ kết:“Ấm lòng ta biết mấyÁnh mắt Bác nheo cườiLồng lộng một vòm trờiSau mái đầu của Bác...” Thì ra, tất cả nắng Ba Đình đều bắt nguồn từ ánh mắt của Người . Ánh nắng làm sáng lên, làm ấm lại cả dân tộc này là ánh nắng lan toả ra từ ánh mắt của Bác từ mùa thu ấy!Từ bàn tay vẫy, hình ảnh Bác cứ rõ dần hơn với “ Ánh mắt Bác nheo cười”, rồi cuối cùng là cả “ mái đầu của Bác”. Có phải trong những khoảnh khắc nào đó bằng lòng biết ơn Bác Hồ sâu nặng khi qua quảng trường Ba Đình, trong nắng Ba Đình, trong sắc trời Ba Đình, ta sẽ thấy bóng dáng Người hiển hiện như một hiển linh? Và chính điều ấy đã cho thấy Người đã hoà nhập, đã trường tồn cùng non sông đất nước này!Có lẽ thế! “ Nắng Ba Đình” đã cho ta thêm một lần cảm nhận về sự hiện diện thiêng liêng mà gần gũi của Bác Hồ trong đời sống hàng ngày của non sông và của mỗi một chúng ta!
(Nguồn Internet-
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thái Nguyên)