Văn 12 Đề ôn tập THPT QG

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẽ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
[Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’?
Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Phần II: Làm văn (5 điểm)
Hãy phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Đáp án
Phần I:

Câu 1: Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
Câu 3: Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì đó là sự “cho” xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt.

Câu 4: Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được đó là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, đúng với mọi người, mọi thời đại, như là một quy luật của cuộc sống, khuyên mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để được nhận lại nhiều hơn.
· Bài làm tham khảo: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Lời khuyên đó không còn mới mẻ nhưng nó vẫn luôn có ích đối với mỗi chúng ta. Khi cho đi ta sẽ nhận lại được sự kính trọng, yêu mến của người khác. Niềm vui của họ cũng chính là niềm vui của chúng ta vì mình là người tạo nên niềm vui đó. Và khi thực sự giúp đỡ được người khác mà tâm hồn bạn không vướng bận, tính toán thiệt hơn thì trong lòng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ. Và chính bạn sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội.
Phần II:
· Bài làm tham khảo:
Cảm hứng về đất nước là một cảm hứng chủ đạo trong thơ ca Việt Nam những năm 1945 đến 1975. Nếu Nguyễn Đình Thi cảm nhận Đất Nước từ hình ảnh những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Tạ Hữu Yên cảm nhận Đất Nước qua chiều sâu âm vang của những tiếng đàn bầu, nếu Nam Hà gắn đất nước với hình ảnh những người mẹ “mặc áo hai vai, hạt lúa của khoai bền bỉ nuôi chồng con chiến đấu”. Thì trong Đất Nước, Nguyến Khoa Điềm đã thể hiện cái nhìn đa chiều, đa diện trong cái nhỉn về đất nước. Đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử, trong chiều rộng không gian mênh mông, trong chiều sâu của văn hóa, phong tục, tập quán và trong mối quan hệ máu thịt của mỗi con người.
Trong chín câu thơ mở đầu:
“Khi ta lớn lên…
… có từ ngày đó”
Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, chân thành như một lời tâm sự, một tiếng nói tự giải bày, NKĐ đã nói lên cảm nhận của mình về đất nước trong chiều dài thời gian. Đất nước có từ khi nào? Tác giả và ai trong chúng ta không biết rõ, chỉ biết rằng “khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Cụm từ “đã có rồi” là một lời xác nhận sự hiện hữu, tồn tại của đát nước trong chiều dài thời gian lịch sử. Đất nước có từ xa xưa thế nhưng đất nước không hề xa lạ với mỗi chúng ta bởi chúng rất gần gũi, thân quen qua những câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể, qua miếng trầu bà vẫn hay ăn. Đất Nước được bắt đầu từ “ngày xửa ngày xưa”, bốn chữ được thể hiện rất tinh tế vừa có tác dụng gợi lên cái xa xăm của lịch sử thửa khai thiên lập địa đồng thời gợi lên trong tâm tưởng người đọc cả một dòng sông cổ tích gắn liền với tuổi thơ
“Đất nước bắt đầu…
… trồng tre mà đánh giặc”
Hai câu thơ là sự khẳng định quá trình hình thành và phát triển của đất nước: “đất nước bắt đầu”, “đất nước lớn lên”. Sáng tạo của ông là đã để mạch thơ bắt sao với dòng sông ca dao, cổ tích để ông chọn lấy ở đó những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất của người Việt: Đó là câu truyện cổ tích Trầu Cau và Thánh Gióng. Trong thành ngữ có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Từ đó gợi mở cho người đọc một vùng liên tưởng. Thì ra lịch sử sự hình thành và phát triển của đất nước ta luôn
gắn liền với truyền thống yêu thương, tình nghĩa gắn liền với truyền thống đánh giặc giữ nước. Như vậy ý thơ xuất phát từ những điều thật bình dị, là câu chuyện mẹ kể, là miếng trầu bà ăn nhưng khi tác giả khái quát lịch sử của đất nước gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm và lối sống tình nghĩa, yêu thương thì đất nước trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết. Với NKĐ lịch sử hình thành và phát triển của đất nước còn gắn liền với sự hình thành và phát triển những phong tục tập quán, những giá trị văn minh vật chất lẫn tinh thần của người Việt:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu
…xa, giã, dần, sàng”.
Với câu thơ “Tóc mẹ thì bới…gừng cay muối mặn”, tác giả đã khéo léo gợi lên phong tục bới tóc sau đầu của người phụ nữ Việt và lối sống thủy chung, tình nghĩa của vợ chồng. Từ những hình ảnh về lối sống, phong tục, tập quán xa xưa tác giả đã nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc tưởng như vô tận của đất nước mình. “Cái kèo cái cột thành tên…xay, giã, dần, sàng” Mỗi vật dụng cũng từ đó đều có cái tên ghi đậm dấu ấn linh hồn Việt. Khi hạt gạo được tạo nên thì người nông dân đã phải vất vả “một nắng hai sương” mới tạo ra được. Khi gạo được hình thành thì những công việc “xay, giã, dần, sàng” cũng xuất hiện”.
Với những cảm nhận như vậy, tác giả đã khép lại bài thơ bằng một câu rất ngắn gọn “Đất Nước có từ ngày đó …”. Ngày đó là ngày nào nhà thơ không nói rõ và không ai trong chúng ta xác định rõ ngày đó là ngày nào. Như vậy, một trong những nét đặc biệt của chín câu thơ mở đầu của NKĐ là sử dụng nhiều từ chỉ thời gian không xác định rõ như “từ ngày đó”, “ngày xửa ngày xưa”, và đặc biệt là câu kết với cụm từ “ngày đó” kết hợp với dấu chấm lửng đã mở ra sự liên tưởng về một chiều dài lịch sử thăm thẳm tưởng chừng như vô tận của Đất Nước như nhà thơ Thanh Hải từng viết:
“Đất nước 4000 năm vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao sẵn sàng lên phía trước”
Bằng thể thơ tự do, giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng, bằng việc vận dụng sáng tạo những chất liệu lấy từ văn hóa dân gian, NKĐ đã nói lên cảm nhận của mình về đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử.
 
Top Bottom