Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi
Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông
Ôi trái tim đang bay theo thời gian
Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tìm và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu hát “Sống trong đời sống cần có một tấm
lòng”?
Câu 4. Từ văn bản trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân? Vì sao?
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ "để làm gì em biết không?"
- Tác dụng: bộc lộ mong muốn một xã hội mà ở đó con người biết sống đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết sống đẹp
Câu 3:
"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng"
Đây là cách sống mà Trịnh Công Sơn đưa ra: sống là cống hiến, là cho đi, quan trọng nhất là ở tấm lòng mỗi con người. Khi ta cho đi cũng tức là đang nhân lên niềm vui, sự chia sẻ, cảm thông và có thể có được tấm lòng đáp lại. Nhưng tấm lòng ta cho đi chẳng phải để nhận lại, để mong được trả ơn,... Như vậy, lòng mình mới thanh thản, bình yên.
Câu 4:
Từ văn bản trên, ta rút ra được bài học về sự cho đi bằng cả tấm lòng vì:
- Cho đi chẳng phải là khó, cái khó là phải trao hết tình cảm của bản thân vào đó, như vậy người nhận mới vui vẻ, thoải mái, người cho đi cũng hạnh phúc hơn, trong lòng cũng thanh thản, bình yên hơn
- Khi ta cho đi một điều tốt đẹp tức là đã gieo sự tốt đẹp ấy vào cộng đồng và lan rộng ra
- Chúng ta không chỉ sống vì bản thân mà còn vì gia đình, xã hội, vì thế biết cho đi đúng cách sẽ khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.....