Sử 8 Triều đình đã kí với Pháp những bản hiệp ước nào

vy kurumi

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng một 2018
74
54
69
19
Nghệ An
Trường THCS Nghi Phú
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình với!!!
1.triều đình Huế đã kí với pháp những hiệp ước nào?và việc kí các hiệp ước đó đã dãn đến hậu quả gì?
2. Từ việc triều nhà Nguyễn kí kết các hiệp đầu hàng thực dân pháp,em rút ra bài học gì trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc
3.nêu nội dung của các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ 19?liên hệ đến cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản
4.trình bày những chính sách kinh tế mà thực dân pháp đã thực hiện trong chương trình khai thác thuộc địa lần 1 ở Việt Nam(1897-1914)? Những chính sách đó tác động như thế nào đến nền kinh tế của nước ta?
 

Bạch Dương Cô bé

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tư 2017
30
13
21
21
Hà Nội
THCS
câu 1:
1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
=> Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
=> Nhận xét:
- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
3. Hiệp ước Quý Mùi:
=> Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
==> Kết luận chung:
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có đủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.
 

phuonglinhnguyen653@gmail.com

Học sinh
Thành viên
8 Tháng tám 2017
68
30
36
19
Hà Nội
câu 2
tăng cường sức đề kháng cho dân tộc.tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế chính trị
xây dựng đường lối đối ngoiaj chủ động linh hoạt vươn lên chủ thể trong bàn cờ quan hệ quốc tế
mở rộng quan hệ đối noại chủ đông hội nhập kinh tế
tăng cường phòng thủ mở rộng chiến lược
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
3.nêu nội dung của các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ 19?

- Nội dung: Yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa…tiêu biểu:
Thời gian Nội dung
1868- Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)
- Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán,…
1872Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển để thông thương
1863-1871Nguyễn Trường Tộ kiên trì gửi 30 bản điều trần về chấn chỉnh quan lại, phát triển công thương nghiệp, mở rộng ngoại giao…
1877-1882Nguyễn Lộ Trạch đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí,…
[TBODY] [/TBODY]

4.trình bày những chính sách kinh tế mà thực dân pháp đã thực hiện trong chương trình khai thác thuộc địa lần 1 ở Việt Nam(1897-1914)? Những chính sách đó tác động như thế nào đến nền kinh tế của nước ta?
1. Chính sách chính trị:
- Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
- Việt Nam bị chia làm ba xứ: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là bảo hộ, Nam Kì là thuộc địa.
- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, xã.
→ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.
2. Chính sách kinh tế:
- Nông nghiệp: + Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
+ Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp: + Khai thác than, kim loại… để xuất khẩu.
+ Đầu tư các ngành xi măng, điện, chế biến gỗ… → thu nguồn lợi lớn.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, thu các loại thuế rất nặng.
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông để tăng cường bóc lột.
Mục đích: vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục:
- Giai đoạn đầu, duy trì giáo dục thời phong kiến, có thêm môn Tiếng Pháp.
- Về sau, mở trường học cùng một số cơ sở văn hóa, y tế,… phục vụ cho việc cai trị của Pháp.
- Sử dụng phương tiện báo chí, sách vở có nội dung độc hại để tuyên truyền.
Mục đích: Dùng người Việt trị người Việt, nô dịch theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa.

* Nhận xét: Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp => Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
 
Top Bottom