Đề ôn HSG tiếng việt 5: Đề 1,2

T

tung_kl_08_no1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ SỐ 1
_______________________________________________________________________
Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng,
quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
N1: chết , hi sinh, toi mạng, quy tiên
N2:tàu hỏa, xe hỏa, máy bay, xe lửa, phi cơ, tàu bay
N3:ăn, xơi, ngốn , đớp
N4: nhỏ,bé,loắt choắt, bé bỏng
N5: rộng, rộng rãi , bao la, bát ngát, mênh mông
Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.
a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .
c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
a) Tôi đang học bài thì Nam đến.
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Cả nhà rất yêu quý tôi.
d) Anh chị tôi đều học giỏi.
e) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Câu 4 (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả mưa xuân.
Câu 5 ( 4 điểm) Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài thơ “Bác ơi !” ,nhà
thơ Tố Hữu có viết :
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính
yêu ?
Câu 6 (6 điểm)
“Nghé hôm nay đi thi
Cũng dạy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ di2
Nghé vừa đi vừa nhảy…”
Thi nghé- Huy Cận
Mượn lời chú Nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng
hôm Nghé dạy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của Nghé.
Đề 2
Câu 1 ( 2 điểm) Những từ đeo , cõng , vác , ôm có thể thay thế cho từ địu trong dòng
thơ thứ hai được không? Vì sao?
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
( Tố Hữu)
Câu 2 ( 3 điểm) Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: của , để , do , bằng , với , hoặc .
Câu 3 ( 2điểm) Tìm những
_______________________________________________________________________đại từ được dùng trong câu thơ sau:
Ta với mình , mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi , mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu.
( Tố Hữu)
Câu 4 ( 3 điểm) Viết đoạn văn ngắn bàn về nội dung câu tục ngữ “ Chị ngã , em
nâng”
Câu 5 ( 4 điểm) Đọc 2 câu ca dao :
- Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.
- Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc , có ngày phong lưu.
Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người ?
Câu 6 ( 6 điểm) Một hôm nào đó em đến trường sớm hơn lệ hường . Em có dịp đứng
ngắm ngôi nhà thứ 2 thân yêu của mình . Hãy tả lại trường em lúc ấy .
__________________
 
Last edited by a moderator:
L

leo345

MÌNH CỦNG TÌM ĐƯỢC VÀI ĐỀ NÈ
Đề 6 – Bài 5:
Trong bài Cô giáo lớp em (Tiếng Việt 2, tập một), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
“Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.”
Em hãy cho biết: khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?

Đề 10 – Câu 5
Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Đề 10 – Câu 6
Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em cảm thấy yêu thích và gắn bó.
Đề 15 – Câu 5
Trong bài Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập hai), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Đề 19 – Câu 4
Trong bài Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa (Tiếng Việt 2, tập một, 2003), có đoạn:
“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao,
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh…”
Theo em, phép nhân hóa và phép so sánh được thể hiện trong những từ ngữ nào của đoạn thơ trên? Thử phân tích cái hay của phép nhân hóa và phép so sánh được sử dụng trong cả đoạn thơ.
Đề 22 – Câu 3
Trong bài Hành trình của bầy ong của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu (Tiếng Việt 5, tập một), có những câu thơ:
“Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
… Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.”
– Theo em, tác giả dùng từ đẫm ở trên có đúng hay không? Vì sao?
- Em hiểu nghĩa câu thơ Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa là thế nào?
Đề 23 – Câu 4
Trong bài thơ Đàn bò trên đồng cỏ hoàng hôn, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
“Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.”
Đọc hai dòng thơ trên, em thấy có gì mới lạ, có gì hay ?
Đề 25 – Câu 4
Trong bài thơ Quạt cho bà ngủ của nhà thơ Thạch Quỳ (Tiếng Việt 2, tập một), có đoạn:
“Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng hiu hiu
Đậu trên tường trắng.
Căn nhà đã vắng
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé.”
Trong 2 khổ thơ trên, mọi vật được nói tới có nét chung gì? Tình cảm của người cháu thương bà được thể hiện như thế nào?
Đề 28 – Câu 4

“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.”
(Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ – Tiếng Việt 5, tập hai)

P/S:đây chỉ là mấy câu khó trong bộ đề thôi mình poss lên cho mấy bạn tham khảo
 
Top Bottom