Giúp mình đề này với !
Cảm nhận con người tác giả qua bài thơ Tự tình, Câu cá mùa thu, Bài ca ngất ngưởng và Thương vợ.
Lần đầu gặp 1 lúc 4 tác giả mình không biết viết sao luôn. Cảm ơn mọi người
Tự tình
- Thời gian : đêm khuya
- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “tiếng trống canh dồn“
=>Tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Hồ Xuân Hương.
Nghệ thuật đối lập
Cái hồng nhan >< nước non.
Cái - hồng nhan, từ “trơ”
=> Cách dùng từ: Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.
=> Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái
hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non.
=> Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình.
- “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nỗi đau của thân phận
-Uống rượu mong giải sầu nhưng không được,
Say lại tỉnh, tỉnh càng buồn hơn.
- Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan của mình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng.
- Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết à tức, bởi con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra à vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng.
- Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc -> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình
"Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con."
Hai câu kết khép lại lời Tự tình.
=> Nỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.
=> Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ:
Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.
Đó là nỗi lòng của người phụ nữ ngày xưa khi với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn bông quá hẹp.
=> Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.
+ Tác giả tự nói lên nỗi lòng mình với hai tâm trạng vừa buồn tủi, xót xa vừa phẫn uất trước duyên phận
+ gắng gượng vượt lên trong số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
Câu cá mùa thu
+ từ chiếc thuyền câu
=> nhìn ra mặt ao ,nhìn lên bầu trời ,nhìn tới ngõ trúc
+ rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu
=> từ gần đến cao xa rồi từ cao xa lại gần
=>bắt đầu từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động
- Nét riêng của cảnh sắc mùa thu: điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam
+ Không khí : dịu nhẹ, thanh sơ
+ Màu sắc:
nước trong veo,
sóng biếc,
trời xanh ngắt
+ Đường nét, chuyển động.
+ Hoà sắc tạo hình:
xanh tràn ngập : xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trời, xanh bèo
chỉ có màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi
ao thu nhỏ, thuyền câu theo đó cũng bé tẻo teo và sáng người cũng như thu nhỏ lại
=> Nét riêng của làng quê Bắc Bộ và cái hồn dân dã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.
- Cảnh thu được cảm nhận là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn =>cũng giống tâm tình của tác giả
+ Không gian tĩnh lặng : vắng người vắng tiếng
+ Chuyển động rất khẽ, không đủ tạo thành âm thanh
=>Tiếng cá đớp mồi đâu đó à làm tăng thêm sự yên ắng, tích mịch của cảnh vật
=> Tâm sự kín đáo của nhà thơ,c
âu cá chỉ là cái cớ để đón nhận cảnh thu
+ Cõi lòng nhà thơ yên ắng, tĩnh lặng để đón nhận được :
Độ trong veo của nước,c
ái hơi gợn tí của ao,c
ái rơi khẽ của lá
+ Sự yên lặng trong tâm hồn còn được gợi lên từ âm thanh của tiếng cá đớp mồi
=>cái động nhỏ của ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm là bởi tâm cảnh đang trong tĩnh lặng tuyệt đối
- Không gian yên tĩnh đem đến sự cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn
=>gợi cảm giác se lạnh. Cái lạnh của cảnh vật cũng là cái lạnh của tâm hồn
+ Chữ vèo (rơi nhanh và biến mất) trong hình ảnh Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
=>không chỉ là ngoại cảnh mà còn là tâm sự thời thế của tác giả (khi đất nước nhanh chóng rơi vào tay giặc)
- Người ngồi câu bất động
=>câu cá nhưng thực chất là trầm tư, suy nghĩ trước thời cuộc
=>Vẻ đẹp tâm hồn : sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc
Bài ca Ngất Ngưởng
-Thoải mái, tự do, phóng túng, không theo khuôn phép nào hết.
-Thái độ trêu ngươi, chọc tức người khác
- Đề cao vai trò:“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
=>tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân.
- Khoe tài năng hơn người:
+ Giỏi văn chương (đỗ thủ khoa)
+ Giỏi dùng binh (thao lược)
- Khoe danh vị hơn người, thay đổi chức vụ liên tục
=>Thể hiện ý thức trân trọng về tài năng và địa vị của bản thân.
=> Nguyễn Công Trứ muốn chơi ngông thiên hạ dựa trên tài năng và sự nghiệp của bản thân.Khoe chỉ là cái vỏ, giấu bên trong là sự ý thức tài năng và danh vị bản thân.
- Khi về hưu :
+ Cưỡi bò
+ Đeo nhạc ngựa cho bò, đeo mo cau sau đuôi nó, bảo rằng để che miệng thế gian.
+ Đi chùa mang theo cô đầu, đến Bụt cũng cười
=>Ngất ngưởng: việc làm trái khoáy, khác người, trêu ngươi, khinh thị
=>ngất ngưởng : thái độ hành lạc, thỏa chí, phóng túng, thích gì làm nấy, sống theo cách của mình cho thỏa chí.
- Quan niệm sống:
+ Được mất : vẫn vui như người thái thượng
+ Khen chê : mặc như gió thổi ngoài tai
=> Ngất ngưởng : thái độ bình thản.
+ « Không Phật không tiên không vướng tục »
=>Ngất ngưởng : không giống ai
+ “Chẳng Trái Nhạc cũng vào phương Hàn Phú
Nghĩa vua tôi luôn trọn đạo sơ chung”
=>Ngất ngưởng: tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như các danh sĩ Trung Hoa
=>Ý thức về bản lĩnh, phẩm chất giá trị bản thân.
=> Cái tôi ngất ngưởng đáng trân trọng.
- Nhà thơ khẳng định mình là một đại thần ngất ngưởng trong triều: không ai trong triều như ông, bằng ông.
=>Dụng ý: Nêu bật sự khác biệt của mình so với đám quan lại khác - cống hiến, nhiệt huyết.
- Muốn đem cái tôi riêng, khác biệt đám quan lại, nho sĩ trong triều
=>Ý thức muốn vượt khỏi quan niệm “đạo đức” của nhà nho.
+ Hết lòng vì vua, vì nước
+ Bất chấp mọi được – mất, khen – chê
+ Biết sống và dám sống cho mình
=>Ý thức rõ về giá trị bản thân, tài năng, địa vị, phẩm chất
Thương vợ
- Thương vợ mà bật ra thành hành động qua ngôn ngữ trực tiếp:
+ chửi thói đời: thói quen đáng trách được mặc nhiên công nhận
=>tập tục bất công của nho giáo: không cho ông được thương vợ thiết thực, không cùng vợ lặn lội, eo sèo
+ Vậy nên ông tự trách:
“Có chồng hờ hững cũng như không”
- Đằng sau tiếng chửi xã hội, chửi mình là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm tràn phẫn uất, của bi kịch.
+ Bi kịch của Tú Xương: từng nuôi mộng
“bia đá bảng vàng” “cho sang mặt vợ”
+ Bi kịch của xã hội: chữ Hán đến thời mạt vận, thi cử lộn tùng phèo
+ Rốt cục: Tú Xương trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vợ à tê tái, đớn đau