Đề KT Văn 1 tiết

P

peheone

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Theo mình biết thì đề kiểm tra vănnăm nay chỉ nhằm vào những câu này:
I.Trắc nghiệm:
Câu 1:Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học dân gian.
Câu 2:Nội dung của những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
Câu 3:những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là Hồ Chí Minh khi thì tiềm tàng kín đáo lúc lại biểu lộ rõ ràng đầy đủ.
Câu 4:Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu đẹp của tiếng việt về Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Câu 5:Chứng cứ không được tác giả chứng minh sự giàu đẹp của tiếng việt là Ngữ pháp uyển chuyển chính xác.
Câu 6:Tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần tình cảm không màn đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
Câu 7:Ý mà không nói lên đặc sắc của tiếng việt về nghệ thuật nghị luận của bài văn "Đức tính giản dị cuả Bác Hồ" là dùng nhiều câu mở rộng thành phần.
Câu 8:Theo Hoài Thanh " nguồn gốc cột yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thượng cả muôn vật.
II.Tự luận
1. Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng và Đặng Thai Mai
2.
a.Hãy viết một đoạn văn chứng minh câu nói " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" của Hoài Thanh
b.Viết đoạn văn chứng minh câu có chí thì nên.
Mnh sẽ gợi ý cho bạn câu 1 và câu 2 về hình thức còn về nôị dung thì mỉnh chỉ gợi ý được cậu một nếu ai làm được cả hay câu thì viết lên nha
Hình thức cảu cả 2 câu là:
Viết đoạn văn có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn (dùng dẫn chứng văn thơ để chứng minh)
Về nội dung câu 1 thì:
Văn chương sẽ luyện cho ta những tình cảm ta có sẵn càng thêm sâu sắc hơn.(Tình cảm thông thường như yêu, ghét, vui, buồn, giận).
Văn chương còn bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ mà ta chưa có.
Làm được xong 2 đề nhớ viết lên cho mình xem nha
Minh rất cảm ơn :)
Nếu có thắc mắc hãy viết lên để mình giải đáp cho.
 
3

321zaq

Ngữ văn

Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt–Trung.
Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính, Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).
Tháng 6 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại bởi sự ngoan cố của thực dân Pháp không chịu trao trả độc lập cho Đông Dương.
Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
Năm 1954, ông là Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Tháng 9 năm 1954, ông trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Từ năm 1981 đến 1987, ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.
Ông là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1986 đến 1997. Ông cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười đã tham gia cuộc gặp không chính thức với lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9 năm 1990 nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước sau hơn 10 năm căng thẳng và xung đột.
Ngày 21 tháng 8 năm 1998, thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 746/QĐ - TTg bổ nhiệm ông làm chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba LanMông Cổ.
Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000.
Nguồn:
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
3

321zaq

NGữ văn

Nhà văn, nhà sư phạm Đặng Thai Mai sinh ngày 25-12-1902 tại làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học lâu đời và yêu nước có truyền thống. Thân sinh ông là cụ Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, từng làm đốc học, tham gia Duy Tân hội của Phan Bội Châu, bị kết án 13 năm tù khổ sai, bị đày đi Côn Đảo. Cả họ Đặng đều tham gia cách mạng, từ hưởng ứng Cần Vương (1885) đến Đông Du của Phan Bội Châu và cách mạng vô sản.

Ngay khi còn là sinh viên cao đẳng sư­ phạm (1925-1928), ông đã tham gia đảng Tân Việt, tìm đọc và truyền bá L'Humanité, Le Paria, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản... Năm 1930, đang là giáo sư Quốc học Huế, vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ, ông bị Pháp bắt giam ba năm. Ra tù, ông làm giáo sư các trường Tư thục Gia Long (1932), Thăng Long (1935). Năm 1936, cùng Vương Kiêm Toàn, Nguyễn Văn Tố, lập Hội Truyền bá quốc ngữ. Đây cũng là thời kỳ ông viết nhiều cho sách báo công khai của Đảng, như Lao Động, Tiền Phong, Tập họp, Tiếng nói chúng ta, Tin tức...

Sau cách mạng, ông là đại biểu Quốc hội khóa 1, Bộ trưởng Giáo dục, Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa, một thời kỳ trong kháng chiến chống Pháp. Đó là những chức vụ chính quyền ông phải giữ khi tổ chức yêu cầu, cũng như trước đây Đảng yêu cầu ông ra ứng cử dân biểu Trung Kỳ. Nhưng cả đời ông, dù làm bất cứ việc gì cũng không xa rời nghề dạy học và những hoạt động văn hóa, dù vẫn mang những chức vụ như Giám đốc Đại học Sư phạm, Chủ tịch hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học...

Ở ông, không chỉ kết tụ được những tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên sự "uyên bác Đặng Thai Mai" người đời truyền tụng, mà còn sáng lên phẩm giá của một chí sĩ, một người cộng sản biết đặt lợi ích cá nhân mình dưới lợi ích tối thượng của dân tộc nhưng không đánh mất một bản ngã văn hóa.

Ông là một tấm gương tiêu biểu của việc lấy văn hóa để phục vụ cách mạng, phục vụ đất nước, dù, đương nhiên, cách mạng là con đường quanh co, khúc khuỷu mà chân lý, cái đẹp thì muốn như bông hoa nở rộ, thẳng sáng dưới ánh sáng mặt trời. Nhưng không có cái đẹp ở trên mây. Cái đẹp, giá trị đích thực của nghệ thuật bao giờ cũng mọc lên từ mảnh đất lầm lụi của cuộc sống, vươn theo những yêu cầu cụ thể của đời.

Với nghề giáo, Đặng Thai Mai không là "vạn thế sư biểu" như Khổng Tử, chỉ là ông thầy của một thời, một thế kỷ, nhưng là cái thời khai sáng, thời lập quốc. Công lao tạo ra những con người mới, những giá trị văn hóa mới, đã được nhân dân đương thời kính trọng và muôn đời nhắc nhở.

Về văn nghiệp, cả đời ông có mười bốn cuốn sách, trong đó có ba cuốn viết trước cách mạng. Các bài báo được tập hợp lại trong ba tập sách: Trên đường học tập và nghiên cứu, Giảng văn Chinh phụ ngâm, Chủ nghĩa nhân văn dưới thời Văn hóa Phục hưng là hai tác phẩm tiêu biểu về sự thông tuệ và mẫu mực của văn nghiên cứu, phê bình. Dù viết về thể loại gì thời gian, hoàn cảnh nào, cũng toát lên sự nhất quán. Nhất quán về tư tưởng, tính nghiêm túc của khoa học và viết để phục vụ cách mạng, phục vụ sinh viên. Sau này, viết vì cách mạng là một lẽ đương nhiên, ai chả làm thế, nhưng thời còn trong bóng tối lại là một chuyện khác. Nhà văn Nguyễn Đình Thi nhớ lại : "Giữa bầu không khí mù tối, ngột ngạt của chủ nghĩa phát xít khi đọc trên tạp chí Thanh nghị những bài Đặng Thai Mai viết về Lỗ Tấn, tôi đã thầm nhận ra những tia lửa giữa những hàng chữ bình tĩnh, điềm đạm không thể lẫn được... "

Có thể đọc ra ở đây ảnh hưởng to lớn của Đặng Thai Mai với các thế hệ trí thức và phong cách đầy chất lửa của ông giữa những hàng chữ bình tĩnh, điềm đạm. Đó là lúc đưa quan điểm mác xít vào Văn học khái luận (1944), là lúc ngay trong kháng chiến đã một mặt đề cao cá tính sáng tạo : "Nói đến sáng tác là nói đến thiên tài, cá tính. Không một tác phẩm vĩ đại nào không in sâu một nhãn hiệu sắc sảo của tính cách độc đáo", và khẳng định : "lịch sử vẫn phải chịu một phần trách nhiệm trong các khuyết điểm của thiên tài". Đó là lúc năm 1964, giữa thủ đô Bắc Kinh, ông thừa nhận Việt Nam chịu ảnh hưởng "văn hóa Hán", nhưng cũng khẳng định : "Trên thế giới hiện nay không có một dân tộc văn minh nào có thể khoe khoang là không hề vay mượn tí gì của các dân tộc khác trên quá trình xây dựng văn hóa của mình. Lịch sử văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó. Tuy vậy, văn nghệ Việt Nam vẫn có một nhãn hiệu, một quốc tịch, một dân tộc tính riêng biệt"...

Đặng Thai Mai mất (25-9-1984) khi ông chưa viết xong Hồi ký của mình. Và cũng chưa biết mười năm sau đó, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cao quý nhất mà Đảng và Nhà nước trao tặng những nhà văn hóa có cống hiến xuất sắc nhất cho cách mạng, cho dân tộc. Nhưng hình ảnh ông, từ thái độ nghiêm túc trong khoa học, sự liêm chính của một học quan, đến cả những nét sinh hoạt hàng ngày (thích thuốc lá thơm, uống cà phê tự pha lấy trong tách chén đẹp... ) còn được lưu giữ rất lâu trong lớp lớp học trò. Giáo sư Nguyễn Lương Ngọc - một đồng nghiệp, khi sinh thời đã gọi Giáo sư Đặng Thai Mai là "Người hiền". Nhà thơ Tú Mỡ tổng kết :

Văn phong lý luận như gang thép
Cốt cách tinh thần tựa trúc mai.
 
Top Bottom