Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông vận tải. Không những thế, để khắc phục điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí xây dựng cũng lớn hơn nhiều.
Ví dụ: Những tác động của địa hình
Con người đã làm hàng loạt cầu lớn, đường hầm dài để khắc phục các trở ngại về địa hình. Chẳng hạn, trên khắp thế giới có khoảng 100 chiếc cầu dài trên 2000m bắc qua sông, hồ, vịnh biển và vượt qua vùng núi, địa hình chia cắt. Ví dụ: cầu lớn Seto Naikai được xây dựng để nối liền 4 đảo lớn ở Nhật Bản. (xem hình ở trang:
http://www.congdongdulich.com/images/stories/jreviews/349_HASI1_1186629611.gif)
Đường hầm qua eo biển Măngsơ nối Cale (Calais) của Pháp với Phôn-ke-xtôn (Anh ) dài 50km được đưa vào khai thác năm 1994 là một đường hầm rất hiện đại, đỉnh cao của khoa học, công nghệ.
Đối với vận tải đường sắt, mặc dù phải chi phí lớn để làm các hầm xuyên núi, hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn nhiều so với đường vòng. Ví dụ: Dọc đường từ Bắc vào Nam có nhiều nhánh núi ăn lan ra sát biển. Để vượt được hàng rào chắn ấy, trên tuyến đường sắt Thống Nhất phải đào các hầm đường sắt. Trên tuyến đường này có tất cả 27 hầm với tổng chiều dài trên 8300m.
Địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi. Đồi núi nước ta mang tính chất núi già trẻ lại với các bậc địa hình khác nhau, địa hình chia cắt mạnh. Chính các thung lũng là những nơi thuận lợi để đặt các con đường, nhất là các con đường từ đồng bằng lên miền núi và trung du phía Bắc đều tỏa ra theo hình nan quạt, men theo các thung lũng sông, tựa vào các cánh cung ở Đông Bắc... Độ chia cắt ngang rất mạnh của địa hình làm cho việc xây dựng đường phải bắc nhiều cầu, lập nhiều bến phà, rất tốn kém ... Trên quốc lộ 1A dài hơn 2200 km từ Đồng Đăng đến Cà Mau, cứ 2,8 km gặp 1 cầu với chiều dài trung bình của cầu là 37m.
Chế độ nước biến động mạnh theo mùa của sông ngòi nước ta cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng lưu thông của các phương tiện vận tải thủy theo mùa. Từ đó, ảnh hưởng đến việc trang bị kĩ thuật cho các cảng sông, bến bốc dỡ nhằm phù hợp với sự thay đổi mực nước.
Địa hình bờ biển mài mòn, nơi có núi ăn lan ra sát biển, tạo nên các đảo, bán đảo chắn gió -> có thể xây dựng cảng nước sâu (cảng Đà Nẵng - có bán đảo Sơn Trà chắn gió, cảng Qui Nhơn - có bán đảo Phước Mai chắn gió, ...)
... Đó là 1 số ví dụ thôi. Hehe.