Đề kiểm tra

G

girllemlinh04

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Ngữ văn 7] Đề kiểm tra

1. Em hãy chứng minh câu : "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
2. Em hãy chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ. Tìm những câu thơ nói lên đức tính giản dị của Bác.
Ai giải giúp, mình cảm ơn nhìu
 
Last edited by a moderator:
G

girllemlinh04

Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... vô cùng giản dị của Người.
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập.
-> Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.

Bác để tình thươg cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phai những lối mòn.
_Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thông mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
_ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
“Tôi nói đồg bào nghe rõ k” Bác làm rung động bao trái tim vì k có sự phân biệt giữa chủ tịch và ng dân.


_Trong bao nhiêu con đường hình thành nhân cách con ng, tự rèn luyện cho mình 1 lối sống là cả 1 quá trình tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân là hạt giống. Cũng k khó để bắt gặp trong cs này 1 lối sống gọi là "lối sống giản dị". Sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm đc. Ở nông thôn họ quanh năm với tấm áo nâu sồng, chân đất, họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn vui vẻ bên điếu cày, bát nước chè xanh khi nghĩ ngơi. Hay đêm về, với mảnh chiếu thô sơ, bạn bè ng thân quay quần bên ấm trà bàn chuyện thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Trong cs, họ k cầu kỳ xa hoa, k kiêu căng hợm hỉnh mà họ lấy chân chất, hiền hòa, trung thực để đối nhân xử thế, họ giúp đỡ lẫn nhau. Trái lại ở TP, nơi đô thị đông đúc, cs bon chen, vội vã, tgian rượt cv, công việc đuổi theo con ng. Họ sống vội sống vàng, đôi khi k kịp thở. Chỉ có ng già về nghỉ hưu, cs của họ tuy giản dị nhg k thoải mái như k khí trong lành ở miền quê. Họ bị bao bọc bởi những bức tường cao ngất hay ồn ào bụi bặm, hoặc bị đinh tai nhức óc bởi những âm thanh hỗn tạp nơi đô thị. Đa số họ ao ước có 1 cs đơn sơ giản dị nơi miền thôn dã tĩnh lặng với bầu k khí trong lành.
 
M

mia_kul

đề 1 :
nguyên văn bởi stary

i/mb:
- giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- tục ngữ.
Ii/tb:
1. Lí lẽ:
- dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "kiên trì".
- kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- không có kiên trì thì không làm được gì.
2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:
- dẫn chứng 1 (xưa): Trần minh khố chuối...
- dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương bác hồ...
3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
4. Dẫn chứng:
- dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy nguyễn ngọc kí bị liệt hai tay...
- dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"không có việc gì khó
chỉ sở lòng không bền
đào núi và lấp biển
quyết chí ắt làm nên"
iii/kb:
- nêu nhân xét chung: đó là chân lí.
- rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.
 
Top Bottom