đề kiểm tra HSG điạ 8

B

beconngusay

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

C1:
a)Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
b)Giải thích tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực
C2:Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Trong quá trình hợp tác và phát triển kinh tế Việt Nam có những khó khăn gì?
C3:phân tích và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta?
C4:
a)Phân tích đặc điểm thủy chế sông Hồng.
b)Giải thích tại sao chế độ nước của sông Hồng lại thất thường
 
A

abluediamond

1:

a) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

Sự phân bố lượng mưa trên trái đất phụ thuộc chịu ảnh hưởng của nhân tố như: khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình,…

* Khí áp:

+ Khu vực áp thấp: lượng mưa nhiều.
+ Khu vực áp cao: ít mưa hoặc không có mưa.

* Frông: miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều .

* Gió:

+ Khu vực có gió Tây ôn đới, gió mùa thổi từ biển vào: lượng mưa nhiều.
+ Khu vực có gió Mậu Dịch: mưa ít.

*Dòng biển:

+ Nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều.
+ Nơi có dòng biển lạnh đi qua có mưa ít.
*Địa hình:

+ Cùng một dãy núi thì sườn gió đón mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa, khô ráo.

b) Giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực:
- Khu vực xích đạo có mưa nhiều nhất do nhiệt độ cao nhất, khí áp thấp, phần lớn khu vực xích đạo là hải dương, trên lục địa có rừng xích đạo ẩm ướt nên nước bốc hơi mạnh.
- Hai khu vực chí tuyến có mưa ít do khu khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục đại tương đối lớn.
- Hai khu vực ôn đới có lượng mưa trung bình do có khu khí áp thấp và có gió Tây ôn đới từ đại dương thổi vào.
- Hai khu vực cực có mưa ít do có khí áp cao, nhiệt độ thấp nên nước bốc hơi ít.

2:

* Những thuận lợi để các nước Đông Nam Á phát triển:

- Vị trí địa lí gần nhau, đường giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình giao thông.
- Các nước Đông Nam Á có nền văn minh, truyền thống văn hóa,… có nhiều nét tương đồng.
- Lịch sử đấu tranh, dựng và giữ nước có nhiều điểm giống nhau, con người dễ hợp tác.
- Mỗi nước có phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng đã tạo nên sụ đa dạng trong văn hóa của cả khu vực , thuận lợi cho quá trình hợp tác toàn diện.

* Khó khăn của Việt Nam trong quá trình hợp tác phát triển.

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển của nước ta với các nước trong khu vực còn cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường khó khăn.
- Sự khác nhau về thể chế chính trị nên việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội gặp khó khăn.
- Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn trong việc giao lưu với các nước.
- số vấn đề về kinh tế, xã hội khác: Vẫn còn tình trạng đói nghèo, vấn đề đô thị hóa, khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực,…
 
Top Bottom