Đề kiểm tra học kỳ II

H

halinh_33

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu1 :
Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về nhà văn Nam Cao.
Câu 2 :
Phân tích đoạn trích sau trong bài " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn :
" Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụam, để thỏa long tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà vơ bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
 
B

baomy_dn

Đoạn này nói về Sự ngang ngược của giặc và lòng căm thù giặc
- Sự ngang ngược : đi lại ngân ngang bắt nạt tể phụ (quan đầu triều ), sĩ mắng triều đình
-Tác giả đã dùng hình ảnh lưỡi cú diều thân dê chó
->Hình ảnh ẩn dụ giọng văn mỉa mai đã khắc hoạ sinh động, sự ngang ngược ghê tởm của kẻ thù
-Tội ác : tham lam mà tần bạo.Tiếp tục sử dụng hình ảnh ẩn dụ kết hợp vs so sánh để nhấn mạnh sự tham lam vô độ của kẻ thù và bày tỏ thái độ căm ghét khinh bỉ
-Lòng căm thù giặc : Lo lắng quên ăn mất ngủ
-Đau đớn như cắt từng khúc ruột
-Căm thù đến tột cùng "Muốn sả thịt lột da, nuốt gan uồng máu căm thù "
-Quyết tâm hi sinh để đánh giặc"Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng"
->Với cách nói cường điệu tác giã đã khắc hoạ hình tượng của người anh hùng yêu nước. Dù tan xương nát thịt cũng vui lòng vì đc làm nghĩa lớn.

Không biết có đúng ko ? Nhưng cô tớ cho ghi thế ! hy
 
G

ga_cha_pon9x

Câu1 :
Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về nhà văn Nam Cao...
Nam Cao tên thật là Joseph Trần Hữu Trí(người công giáo), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[1] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

Bạn có thể rút gọn lại và viết thành một bài hoặc đoạn văn tuỳ ý,mình thấy trên google nên cop về,nếu okie bạn nhớ cho mềnh cái thanks nhá:x
 
T

thuyhoa17

Nam Cao tên thật là Joseph Trần Hữu Trí(người công giáo), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[1] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

Ngoài những điểm trên đây thì em nên nói rõ 2 hướng sáng tác văn học của Nam Cao là Trước Cách Mạng tháng Tám và Sau CM tháng Tám.
- Trước Cách Mạng, những sáng tác của ông chủ yếu là :
Đặc tả đời sống ngừoi nông dân lúc bây giờ: khó khăn, bị chèn ép, áp bức, "bị biến thành quỷ dữ" , bởi nhưũng thế lực tàn ác. Những ngừoi trí thức giàu lòng nhân đạo, nhưng vì "nợ áo cơm ghì sát đất" họ ko thể theo đuổi cái mục tiêu mà bản thân đã đặt ra.

tác phẩm tiêu biểu : Lão Hạc, Chí Phèo, Đời thừa, Một bữa no,...

Sau CM Tháng Tám: đi theo thiên hướng Cách mạng, tác phẩm viết ra ngoài mục đích nhân văn cao cả còn có một mục đích khác là phục vụ Cách mạng, phục vụ chiến đấu. Những con người trong sáng tác của ông ở giai đoạn này đều đi đến một cái kết rộng mở, sáng lạng (ko như trc Cách Mạng) đó là bước theo lý tưởng cách mạng.

Tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Hội nghị nói thẳng,....

=> Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc của Việt Nam.

@ Khi giới thiệu 1 nhà văn hay nhà thơ nào thì điều cần thiết, rất cần thiết là phải kể được những sáng tác của họ ngoài việc nêu tiểu sử. :)
 
Top Bottom