Địa 9 Đề kiểm tra Địa lý giữa kỳ II

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề II
Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ?
Đề I
Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
 

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,411
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
Đề I
Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Điều kiện tự nhiên thuận lợi :
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.
+ Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.
+ Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
tài nguyên :
Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. Đánh bắt hải sản. Giao thông, du lịch biển và các dịch vụ khác.
Cần bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn vì:
- để duy trì nguồn nước ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư.
- rừng đầu nguồn góp phần điều tiết lượng nước ở các sông ở Đông Nam Bộ, hạn chế xảy ra lũ quét ở hạ lưu các con sông.
- bảo vệ rừng chính là bảo vệ hệ sinh thái của vùng.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
- Nguồn nhân công dồi dào.
- Có những nguồn đầu tư vững chắc.
- Máy móc tiến tiến, thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Ý tưởng phong phú, đa dạng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm là: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).
Đề II
đặc điểm ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ?
Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 1 Đề II em ko biết , mong anh thông cảm ạ
CHÚC ANH HỌC TỐT
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
a)Địa hình: chủ yếu là địa hình đồng bằng, thấp, khá bằng phẳng thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp (đặc biệt sản xuất lương thực-thực phẩm).
b)Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm, mưa nhiều -> sinh vật đa dạng phát triển quanh năm thuận lợi cho phát triển ngành du lịch sinh thái.
c)Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho phát triển giao thộng vận tại đường sông, cung cấp nước cho tưới tiêu phát triển nông nghiệp, thủy sản, du lịch.
d)Đất: có nhiều loại đất, đất phù sa ngọt chiếm diện tích lớn và quan trọng thuận lợi cho phát triển trồng cây công nghiệp và nông nghiệp.
e)Biển: ấm quanh năm, rộng, nhiều đảo, hải sản phong phú thuận lợi phát triển nhành thủy sản, giao thông-vận tải biển, du lịch biển.
f)Rừng: Rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn, sinh vật phong phú thuận lợi phát triển du lịch...
Ý nghĩa: giúp mở rộng diện tích đất nông nghiệp, do ở đây là vùng xuất khẩu lương thực-thực phẩm chủ lực nên sẽ rất có nhiều lợi thế khi cái tạo,đó là điều tất yếu giúp phát triển kinh tế vùng,.....
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ?
-Trước 1975, cơ cấu công nghiệp còn đơn giản, nhỏ lẻ, phụ thuộc vào nước ngoài.
-Công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng: 59,3% (2002).
-Công nghiệp phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu.
-Sau 1975, cơ cấu công nghiệp: đa dạng, tiến bộ và cân đối.
-> Từ ngành công nghiệp nhẹ cho đến các ngành công nghiệp nặng đều phát triển, đặc biệt phát triển mạnh các ngành: điện tử, cơ khí, dầu khí, công nghệ cao.
Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
a)Địa hình: thoải -> tạo mặt bằng xây dựng tốt.
b)Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm -> cây trái ra hoa kết quả quanh năm thuận lợi cho phát triển nhành trồng cây ăn quả nhiệt đới.
c)Đất: Đất badan, đất xám chiếm diện tích lớn thuận lợi phát triển trồng cây công nghiệp.
d)Sông ngòi: sông Sài Gòn, sông Bé có giá trị thủy điện lớn thuận lợi phát triển ngành điện lực.
e)Biển:-Ấm, nhiều bãi tôm bãi cá, nhiều ngư trường lớn thuận lợi đánh bắt thủy hải sản.
-Giàu tài nguyên khoáng sản thuận lợi phát triển khai khoáng, chế biến khoáng sản.
-Nắm gần tuyến đường hàng hải quốc tế (Cảng Sài Gòn) thuận lợi phát triển gia thông, du lịch biển.
-nhiều bãi tắm tốt, khí hậu ngóng quanh năm thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
-Để phát triển bến vững thì đất và nguồn nước là hai yếu tố có ý nghĩa hàng đầu.
-Đối với Đông Nam Bộ tài nguyên rừng của vùng không nhiều và giàu có nhưng lại có ý nghĩa nhiều mặt:
+Rừng đầu nguồn bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy lợi, thủy điện của vùng. Thủy lợi, thủy điện vốn có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
+Rừng cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất giấy, cung cấp gỗ, củi cho các thành phố.
+Rừng phục vụ cho phát triển du lịch (rừng Nam Cát Tiên, khu bảo tồn sinh thái Cần Giờ,...).
+Rừng ngập mặn ven biển chắn sóng, gió bão, bồi đắp phù sa, tạo môi trường để nuôi trồng thủy sản.
-Đối với sông: hiện nay ở Đông Nam Bộ, kinh tế phát triển mạnh, nhất là công nghiệp, đô thị hóa nhanh, nên chất thải sinh hoạt và công nghiệp rất lớn, đang đe dọa các dòng sông. Sự ô nhiếm của các dòng sông sẽ tác động xấu đến việc cung cấp nước cho sinh hoạt của các thành phố, nước cho nông nghiệp và đặc biệt là tác động xấu đến ngành du lịch.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
a)Trồng trọt:-Lương thực: chủ yếu là sản xuất lúa.
+Chiếm 51,1% diện tích trồng lúa cả nước.(3,84/7,5 triệu ha)
+Chiếm 51,4% sảnh lượng lúa cả nước.(17,7/34,4 triệu tấn)
+Bình quân lương thực 1066,3 kg/người, gấp 2,3 lần cả nước (2002).
+Phân bố chủ yếu ở các tỉnh dọc sông Tiền, sông Hậu.
=>Làng vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước ta: đảm bảo an toàn lương thực cho vùng và cho cả nước->là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
-Cây ăn quả: là vùng có nhiều đặc sản cây ăn quả nhiệt đới có giá trị. Là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất cả nước.
-Các loại cây khác: mía, rau, đậu,...
b)Chăn nuôi: khá phát triển, chăn nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
c)Thủy sản: Thủy sản của vùng chiếm gần 60% sản lượng cả nước, đặc biệt phát triển mạnh nuôi tôm cá phục vụ xuất khẩu.
d)Nghề rừng: Trồng rằng ngập mặn phát triển mạnh. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể cho kinh tế và nhất là môi trường sinh thái của vùng.
Chúc bạn học tốt!!
 
Top Bottom