đề kiểm tra chất lượng học kì 2 nữa này

D

depzaiqua

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,5 điểm)
Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật là gì? Lấy ví dụ về văn bản có sử dụng phép tương phản và phép tăng cấp trong chương trình Ngữ văn 7?

Câu 2: (2,5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu), có nội dung về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật liệt kê. Gạch chân phép liệt kê đó và cho biết chúng thuộc kiểu liệt kê nào?

Câu 3: (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó có việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

----------------- HẾT ----------------
 
D

depzaiqua

đề kiểm tra 1 tiết

ĐỀ KIỂM TRA 1 tiết
Năm học 2008-2009
Môn : TIẾNG VIỆT 7
PPCT : Tiết 90
( Thời gian làm bài : 45’)
I- Trắc nghiệm (trả lời đúng nhất ?)2 điểm
Câu 1: Câu rút gọn là câu
A- Chỉ có thể vắng chủ ngữ B- Chỉ có thể vắng vị ngữ
C- Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ D- Chỉ có thể vắng thành phần phụ
Câu 2 : Trong các câu sau là câu rút gọn là câu
A- Ai cũng phải học đi đôi với hành
B- Học đi đôi với hành
C- Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành
D- Rất nhiều người học đi đôi với hành
Câu 3 : Trong các dòng sau dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt
A- Bộc lộ cảm xúc B- Gọi đáp
C- Làm cho lời nói được ngắn gọn
D- Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng
Câu 4: Trong các câu sau đây câu đặc biệt là câu
A- Trên cao , bầu trời trong xanh không một gợn mây.
B- Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn biết rất nhiều
C- Hoa sim
D- Mưa rất to .
II- Tự luận (8điểm)
Câu 1( 1,5 điểm ) Câu trả lời rút gọn của học sinh sau đây đã được chưa vì sao?
- Cô giáo : Em nào là lớp trưởng ?
- Học sinh : Em.
Câu 2 ( 1,5 điểm) Nêu một câu rút gọn trong bài thơ Qua Đèo Ngang ? Giải thích vì sao tác giả lại lại rút gọn như vậy
Câu 3 ( 5 điểm ) Viết đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trong đó có sử dụng trạng ngữ nói rõ tác dụng của những trạng ngữ này?
 
D

depzaiqua

đề kiểm tra 15 phút

KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Ngữ văn 7 (Phần tiếng Việt)

Họ và tên:……………………………………… Lớp: 7……

Điểm
Lời thầy, cô giáo phê







I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Câu1: (2 điểm) Tìm từ Hán - Việt đồng nghĩa với các từ sau:
- Gan dạ:........................... - Chó biển:.......................
- Nhà thơ:......................... - Đòi hỏi:.........................
Câu 2: (1 điểm) Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?
a. Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng / nuôi dưỡng bố mẹ già.
…………………………………………………………………………………..
b. Bố mẹ có trách nhiệm phụng dưỡng / nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái
trưởng thành. ………………………………………………………………………….
Câu 3: (2 điểm). Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:
a. Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
………………………………………………………………………….
b. Thế gian còn dại chưa khôn. Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
………………………………………………………………………..

II. Tự luận: (5 điểm)
Thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng từ trái nghĩa? Cho ví dụ, đặt câu với từ trái nghĩa đó?

………………………………………………………………………………………………………………
 
D

depzaiqua

đề thi này

PHÒNG GD BÌNH MINH ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ II (2009-2010)
TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÀNH MÔN NGỮ VĂN 7
I.TRẮC NGHIỆM : HS khoanh tròn các ý đúng những câu sau (3đ) :
Câu hỏi
Đáp án

1.Tác giả của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ là ai ?
a. Phạm văn Đồng. b. Trường Chinh. c. Hồ Chí Minh. d. I. Ê- ren- bua.
1c

2. Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” có nội dung là:
a. Cuộc đời hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh.
b. Những hiểu biết sâu rộng về văn hóa các dân tộc trên thế giới của Hồ Chí Minh.
c. Đời sống và con người vô cùng giản dị của Hồ Chí Minh.
d. Lý tưởng cao đẹp của Hồ Chí Minh.
2c

3. “Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu” là tác phẩm tưởng tượng hư cấu ?
a. Đúng. b. Sai.
3a

4. “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
a. Là thành ngư.õ b. Là tục ngữ. c. Là ca dao. d. Là dân ca.
4c

5. Sinh hoạt văn hóa được ghi lại trong “ Ca Huế trên sông Hương” diễn ra vào khoảng thời gian nào ?
a. Sáng. b. Trưa. c. Chiều. d. Đêm.
5d

6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để có một câu tục ngữ hoàn chỉnh:
“ Một mặt người bằng ……………………………… ”
a. mười của cải. b. mười mặt của. c. mười vật chất. d. mười ruộng đất.
6b

7. Cụm từ “ Sống chết mặc bay” vốn là một thành ngữ. Ý kiến trên, đúng hay sai?
a. Đúng. B. Sai.
7a

8. Nội dung khái quát toàn bộ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là gì?
a. Vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt.
b. Tiếng Việt giaù có và đẹp đẽ trên nhiều phương diện.
c. Khả năng uyển chuyển trong cách đặt câu.
d. Tiếng Việt giàu chất nhạc.
8b

9. Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
a. Tinh thần kháng chiến. b. Lòng yêu nước.
c. Tình cảm, lòng vị tha. d. Tình cảm gia đình.
9c

10. Hãy điền vào chỗ trống cho thích hợp cho câu tục ngữ sau :
“ Người ta là ………………… ”
a. hoa của đất. b. hoa đất. c. hoa của trời. d. hương hoa.
10b

11. Cụm từ “ mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ?
a. Tôi rất yêu mùa xuân. b. Mùa xuân đẹp đã về.
c. Mùa xuân, trăm hoa đua nở. d. Hôm nay, lớp 7 học bài Mùa xuân của tôi.
11c

12. Bao giờ bạn đi học?
-11 giờ.
Theo em, phần in đậm ( trả lời) đã lược bỏ thành phần nào ?
a. Chủ ngữ. b. Vị ngư.õ c. Chủ ngữ và vị ngữ. d. Trạng ngư.õ
12c







II. LÀM VĂN : ( 7 điểm )
Đ ề 1: Em hãy giải thích câu ca dao :
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Đ ề 2: H ảy g i ải th ích t ụ ng ữ: Th b l à m ẹ th ành c ơng
ĐÁP ÁN
II .LÀM VĂN : ( 7 điểm)
1. Yêu cầu chung:
Học sinh biết cách làm bài văn giải thích, bố cục chặt chệ rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu cụ thể :
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải đạt các yêu cầu sau :
a. Mở bài : ( 1 điểm)
- Nhân dân ta từ xưa đến nay có truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Dẫn câu ca dao. Ông cha ta nhắc nhở mọi người có lòng nhân ái, giúp đỡ nhau.
b. Thân bài: ( 5 điểm)
* Giải thích :
- Nghĩa đen: bầu và bí dù khác nhau về tên gọi nhưng đều thuộc loại dây leo, cùng phát triển, trưởng thành trên giàn – ngôi nhà quê
 
Top Bottom