Đề kiểm tra 45' tự luận văn . Giúp mình tí >.<

K

khanhhehe

nho cam on tui nha!

;););););)|-)|-)
a)
Năm 1076 vua nhà Tống sai tướng Quách Quỳ đem đại binh xâm lược nước ta.Lí Thường Kiệt lập chí tuyến tại sông Cầu để chống giặc . Trong trận chiến ác liệt, Lí Thường Kiệt đã viết bài thơ " Nam quốc sơn hà '' để khích lệ & động viên chiến sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Tống xâm lược.
Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Giọng thơ đanh thép hùng hồn. Tacs giả khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, một nước có chủ quyền do Nam đế trị vì. Phương Bắc có Bắc đế thì phương Nam cũng có Nam đế . Hai chữ Nam đế biểu hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc, tượng trưng cho quyền lực & quyền lợi của nhân dân ta, một dân tộc có nền văn hiến rực rỡ lâu đời , 1 quốc gia có nền độc lập bền vững. Đó là sự thật lịch sử hiển nhiên . Không những thế , biên giới, lãnh thổ của Đại Việt đã được ghi rành rạch trên sách trời. Hai chữ " thiên thư " biểu thị 1 niềm tin thiêng liêng về núi sông nước Nam ,về chủ quyền bất khả xâm phạm của Đại Việt............
:)|:)|:)|:)|:)|Còn nữa , nhưng mỏi tay quá, hôm sau tui viết tiếp cho, nhớ cảm ơn nhá!:D


BÔI ĐEN THỬ COI
:khi (20): THÔI RỒI LƯỢM ƠI!:khi (106): ANH ĐI NHA!
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

Kiểm tra 45' này có văn biểu cảm về 2 bài :
- Sông núi nước Nam:D

tk-------------------nhaz'

Cuối năm 1076, quân Tống đã tiến hành cuộc xâm lược, dưới sự chỉ huy của tướng Quách Quỳ, quân Tống gồm mười vạn bộ binh, một vạn ngựa, hai mươi vạn dân phu, ào ạt kéo vào nước ta. Để chống lại quân Tống, trước đó, sau khi đánh Tống lần thứ I, Lý Thường Kiệt biết thế nào chúng cũng kéo sang để thực hiện âm mưu xâm lược từ lâu của chúng, ông đã cho lập chiến tuyến xây dựng ở bờ Bắc sông Cầu. Chiến tuyến này khoá chặt mặt Bắc Thăng Long. Giặc muốn vào Thăng Long buộc phải chọc thủng phòng tuyến này. Vì vậy phải tìm đủ mọi cách xây dựng thật chắc phòng tuyến sông Cầu và phải bố trí toàn bộ lực lượng mạnh nhất để giữ bằng được phòng tuyến sông Cầu.
Dưới sự chỉ huy của tướng Quách Quỳ, quân Tống ào ạt kéo vào nước ta. Các phòng tuyến của ta ở biên giới bị vỡ. Một mũi quân Tống chọc thủng chiến tuyến của ta. Tình thế chiến sự vô cùng căng thẳng. Giặc tìm mọi cách vượt sông, ta tìm mọi cách đánh bật lại. Phòng tuyến sông Cầu tưởng như sắp vỡ. Bất thần trong đêm tối, từ đền thờ bên sông vang lên bài thơ :
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Tiếng loa loan truyền bài thơ với tiếng trống nổi lên ầm ầm như sấm động. Rồi những tiếng hò reo, tiếng thét giận dữ. Hàng ngàn bó đuốc bừng sáng. Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới kẻ thù. Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công bất ngờ. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vứt gươm giáo, tìm đường tháo chạy. Quân ta đại thắng.
Bài thơ trên do Lý Thường Kiệt sáng tác trong đêm, khi thế giặc mạnh hơn mình, nhưng ông bảo là do thần ban. Bài thơ tuy chỉ có bốn câu, nhưng đã kích động mạnh mẽ lòng yêu nước của chiến sĩ. Bài thơ vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc và khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta. Bài thơ như một bản cáo trạng hùng biện kết tội bọn giặc, như một bản tuyên bố đanh thép về nền độc lập của đất nước ta. Chính nhờ thế, bài thơ đã lan truyền rất mau, nhanh, tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của mọi người.
Nói tóm lại, Bài thơ lịch sử bên sông Cầu của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của người nước Nam và khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước của binh lính.


Giúp mình tí nha >.< Gấp lắm ( Dàn ý cũng Ok .. ko dòi hỏi ) :D
Mình chỉ đưa ra 1 số hình ảnh và từ ngữ để bạn phân tích
Bạn phân tích h/a cỏ cây đá lá hoa và đ.t chen . Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.
Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiểu phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ rong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. chỉ mấy cáilèu chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.
Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”.

Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng’ nỗi buồn thấm thía vào 9 tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điẹu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi “nhớ nước”, nhó kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn 4 phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trang nhớ quê, nhớ nhà:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

“Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phứp đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi, bài thơ Non Nước.

các từ tượng hình trong bài như : lom khom , lác đác
NT ngắt nhịp và nt đối lập
 
S

supergirlr

Bài thơ Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan là một trong số những bài thơ hay của Việt Nam

Có đến Đèo Ngang lúc xế chiều khi mà những tia nắng cuối ngày còn vương trên những đám mây trắng bồng bềnh xa xa ở mũi Roòn mới cảm nhận được vẽ đẹp kỳ diệu tuyệt vời của Đèo Ngang và mới thấy cái tài hoa , cái bút pháp , cái tình cãm của bà Huyện gởi gắm trong 56 chữ của một bài thơ thất ngôn bát cú khi mô tả khung cảnh ngoạn mục của Đèo Ngang khi gần hoàng hôn

300 năm qua , thiên nhiên dù có đổi thay , bảo táp ,xói mòn , lở đất , chiến tranh bom đạn có tàn phá hay do con người khai thác , chặt phá rừng cây thì cũng không làm thay đổi nhiều về cấu trúc của Đèo Ngang lắm , có chăng chỉ là những thay đổi nhỏ về diện mạo như mặt phủ của cây cối , thãm thực vật , con đường mòn quanh co , lổ chỗn sỏi đá đi ngang qua đèo từ thời bà Huyện thì nay là một đường trải nhưa rộng thênh thang



Núi vẫn còn đó , sông biễn vẫn còn đó

Núi vẫn là núi và sông vẫn là sông

Cảnh vật cũng ít biến đổi thăng trầm trong 300 năm trở lại đây

Ngoài khơi bên bắc vẫn là mũi Ròon và bên nam vẫn là hòn La

Ngậm ngùi , thì muôn năm lúc nào cũng có kẻ ngậm ngùi



Đoc lại bài thơ Đèo Ngang của bà Huyện để thấy cái hay cái cảnh trí của nó

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá , đá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác dác bên sông rợ ( chợ ) mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Đừng chân đứng lại nhìn ( trời ) non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta



Và cũng của ai đó bắng chử Hán với cái đề Quá Hoành quan như sau :



Bộ đáo Hoành quan nhật dĩ tà

Hoang yên gian thạch , thạch gian hoa

Tiền qui nham hạ đa đa thiểu

Thị tập giang biên cá cá đa

Đoài đoạn âm thanh , thanh quốc quốc

Gia cố hồn thú , thú gia gia

Tùng đình sở vọng thu thương hải

Nhất phiến cô hoài , ta ngã ta







Không biết là bà Huyện Thanh Quan tới Đèo Ngang bằng lối nào ? Từ đèo Con Kỳ Anh - Hà Tỉnh ra hay là đi từ Ròon – Ba Đồn vô

Dọc theo con đường cái quan, khi đi qua huyện Kỳ Anh, người ta có thể thấy một vùng đồi núi bỗng dưng đâm thẳng ra biển theo hướng tây-đông hiện ra trước mặt . Trong lịch sử của nhiều thập kỷ trước người ta cho đây là một vật chướng ngại mà thiên nhiên tạo ra để ngăn cách hai vùng lãnh địa , các vua chúa tranh giành quyền lực với nhau thường lấy Hoành Sơn - Đèo Ngang làm vùng địa đầu , đã dựng lên ở đây những đồn và ải và di tích hiện vẫn còn thấy trên dải Hoành Sơn.

Những đo đạt trên thực địa và từ không ảnh cho thấy vùng núi này chỉ cao khoảng 400m, và đỉnh cao nhất trong dãy núi này lên đến 1046m. Còn đèo Ngang thì chỉ cao 256m .Từ hướng Hà Tỉnh đi đến Đèo Ngang còn có hai đèo nhỏ đó là đèo Con và đèo Mũi Đao.

Khảo sát địa chất về đặc tính cấu tạo của đá thì có thễ thấy biểu hiện khá rõ rệt trong hình thái ở các núi : Những ngọn ở trung tâm trồi lên cao nhất, có sườn dốc, đỉnh nhọn được cấu tạo bằng đá granit, các núi bao quanh thấp hơn nhiều, có sườn nơi dốc đến thoải, gồm có đá cuội kết, cát kết, túp và riôlit. Còn các vùng đất thấp ven chân núi lại được bồi bằng cát trắng,

Khí hậu ở sườn phía bắc và phía tây của Đèo Ngang rất khác nhau , mặc dù chỉ cách nhau hơn 10km nhưng khí hậu ở Quảng Bình - Hà Tĩnh lại là hai thái cực . Từ Quảng Bình trở vô là khí hậu mang rõ những nét đạt trưng của khí hậu miền Nam trong khi đó Hà Tĩnh lại thuộc về khí hậu miền Bắc

Tại sao vậy ? bởi toàn bộ khối Hoành Sơn mặc dù không cao lắm và chỉ chiếm một diện tích khiêm tốn khoảng 1500km2, nhưng do hướng chạy của núi, nó đã trở thành một ranh giới khí hậu đặc biệt thực sự. Những đợt gió mùa mùa đông thổi đến đây gặp sức cản của các sườn dốc của vùng núi và của Đèo Ngang làm suy yếu sức gió và phải cuộn tròn khó khăn lắm mới vượt qua được dãy núi này , do vậy dải Hoành Sơn nhận được một lượng mưa rất lớn, gần 3000mm/năm. Trên Hoành Sơn, về mùa đông người ta còn nghe thấy tiếng gào thét , gầm rú qua các khe đá của gió bấc, về mùa hạ, cây cỏ lại xao xác khô khốc dưới hơi nóng hầm hập của gió Lào và đó là điều giải thích sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền

Thảm thực vật của Hoành Sơn phát triễn đa dạng bởi hai loại khí hậu đó , có những cây chỉ mọc và phát triễn bên sườn phía bắc mà ít thấy ở sườn phía nam ,nếu con người khộng biết giữ gìn và rừng và đồi núi không bị trọc hóa , không bị tàn phá thì cảnh quan của Hoành Sơn sẽ vô cùng ngoạn mục

Trong điều kiện nhiệt và ẩm cùng với lượng nước mưa như thế nên sông suối ở đây tương đối phát triển. Nét đặc trưng ở vùng này là chiều dài của các sông , suối ngắn và dốc, các sông ở Kỳ Anh cũng như ở Ròon khi xuống đến đồng bằng uốn khúc rất gấp, các cửa sông thì có khuynh hướng ngoặt về phía nam, cho nên làm cho sự di chuyển của phù sa biển cũng về theo hướng ấy và tạo thành những bãi bồi như bãi Cách , bãi Dâu..., điều đó thấy rất rõ khi quan sát trên máy bay hay trên bản đồ không ảnh





(Đèo Ngang chụp từ trên không )



Phía bắc của Đèo Ngang là Mũi Ròon xa hơn một chút là lô nhô những đảo nhỏ , phía nam về phía Quảng Bình là thị trấn Ròon , Cảnh Dương , cửa Gianh...



Nét phát thảo về địa lý của vùng Hoành Sơn và Đèo Ngang khái quát là như vậy , nhưng điều mà tôi nói đến đây là Đèo Ngang trong bài thơ của bà Huyện , với cái nét chấm phá của một bức tranh thủy mạc trời , biễn ,núi sông , cỏ cây , người và cảnh vật qua cái tài hoa của nữ thi sĩ này là thời gian , không gian , vị trí , tọa độ nơi mà bà Huyện đã dừng chân , đứng lại nhìn non nước là Ở Đâu trên Đèo Ngang để nhìn được cảnh " Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác dác bên sông rợ ( chợ ) mấy nhà"

Đèo Ngang trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí về phần tỉnh Quảng Bình , quyễn 2 , trang 12 chép :" ... ngoài có một dải Hoành Sơn - Đèo Ngang trên núi đặt cửa quan , có thể chống chọi , biễn lớn bao bọc , sông dài quanh co, cửa ngang , lũy dọc chặn đường , về khí hậu thì: Khí núi khí biễn xen nhau, chợt nắng liền nóng , chợt mưa liền lạnh. Gió biễn thường thổi về mùa hè mùa thu , gió nam , nếu thổi từ phương tây nam tới thì mạnh và nóng , thổi từ phương đông nam thì dịu và mát

Trang 46 chép : " Bài thơ của Bùi dương Lịch ở Nghệ An có câu rằng : " Cố thành Lâm Ấp trúc ; Lục lộ Tử An bình ( nghĩa là thành cũ do Lâm Ấp đắp , đường cái do Tử An làm ) lại xét phần Việt Sử ngoại kỉ chép : ' Hồi Giao Châu thuộc nhà Hán chúa Lâm Ấp là Phạm Văn xin với thái thú quận Nhật Nam là Chu Phồn lấy Hoành Sơn làm giới hạn "

Trên Đèo Ngang còn lũy cổ Lâm Ấp là một dải lũy đá theo dọc núi chạy ngang đến biễn , tương truyền do vua Lâm Ấp Phạm Văn đắp , làm chỗ chia địa giới , lại có thêm một đường núi từ đời Lê Đại Hành . Ngô Tử An đem 30.000 dân phu mỡ đường bộ từ Nam giới đến Địa Lý

Trang 51 chép về Hoành Sơn Quan trên Đèo Ngang : Cửa quan xây bằng đá , dài 11 trượng 8 thước , cao 5 thước , khoảng giữa là cửa quan , phía tả và hữu tường dài 75 trượng , cao 5 thước .Về mặt tả hữu và mặt sau diễu tường dài 12 trượng 2 thước xây dắp từ thời Minh Mang thứ 14 . Năm Thiệu Trị thứ 2 ( 1842) xa giá bắc tuần nhà vua có làm bài thơ khắc ở trên núi

Ở chân Đèo Ngang có Đền Liễu Hạnh Công Chúa

Sông Ròon nguồn từ phía tây trang Thủy Vực , chảy qua khe An Lạc đến cửa Ròon

Muốn đi qua Đèo Ngang thì có hai đường một đường gần biễn qua quán Vĩnh , đồi Trâu Vàng và một dường khác là men theo khe Đồng mà đi , đường men theo khe lồi lỏm , gềnh thác khó đi , thời Trịnh Nguyễn phân tranh , họ Trinh có đắp một lũy ở nơi đây

Về phần tỉnh Hà Tỉnh trang 96 chép : " Hoành Sơn phía nam huyện Kỳ Anh là chổ phân địa giới giữa hai tỉnh Hà Tỉnh và Quảng Bình , một dải núi liên tiếp chắn ngang đến biễn ; phía đông có núi Đao, dường quan đi qua trên núi , xưa là chỗ phân địa giới giữa Giao Chỉ và Chiêm Thành , ở đây có thành bằng đá

Khe Lau phía nam huyện Kỳ Anh , nguồn từ Đèo Ngang , nước nông có thể lội qua được

Khe Hạt Thạch tục gọi là Đá Hạt cũng có nguồn từ Đèo Ngang chảy ra

Ngoài ra có khe Mộc Miên nguồn từ núi Vọng Liểu chảy ra vòng quanh từ Hà Tĩnh ra Quảng Bình nhưng không thể di chuyển bằng thuyền trên khe này được , suối Việt Tỉnh có nguồn trong dãy Hoành Sơn , nước từ trong hang đá vọt ra trong mát thơm ngon , người ta cho rằng đó là nước tốt nhất ở châu Hoan , trong bài thơ của Bùi Huy Bích có câu : " Ốc tào cấp lựuhà vô vũ ? Nham khiếu phi thoan cái hữu thiên (Sao không mưa mà nước tàu chảy mạnh ,Hốc đá nước vọt ra là do trời )

Còn Đèo Ngang bây giờ , trong khoảng 25 Km từ Thị Trấn Kỳ Anh đến chân đèo ta đếm được khoảng trên dưới 7 cái cầu như cầu Cổ Ngựa, cầu Trô , cầu Trọt Trai , cầu Đá Hạt , cầu Khe Lau , cầu Khe Lũy , cầu Bà Bông.. chiều ngang của các sông này trên dưới 15 mét có khi chỉ là một cái khe nhỏ mà thôi

Phía bên kia Đèo Ngang thì có cầu Ròon, cầu Khe Gạo....

Điều này cho thấy trong khu vực Đèo Ngang dù là ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh hay ở Ròon - Quảng Bình hoàn toàn không có sông lớn với chiều ngang đáng kể

Thời gian trong bài thơ tuyệt tác của bà Huyện Thanh Quan là một buổi xế chiều , trời trong có thể nhìn rõ cảnh vật và người trong phạm vi 10 Km trở lại , nhưng ở tọa độ nào trên Đèo Ngang đễ nhìn thấy được cả NÚI lẫn SÔNG như trong hai câu này " Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác dác bên sông rợ ( chợ ) mấy nhà"

Đèo Ngang có chiều dài 6 Km từ chân bên này sang chân đèo bên kia Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà , là mới tới chân đèo, mới lên lưng chừng đèo hay đã lên tới đỉnh đèo

Từ phía Quảng Bình tới Đèo Ngang thì chỉ mỗi có con sông Ròon là lớn , trên đoạn đường từ chân đèo lên tới đỉnh nếu đi bằng xe hơi thì rất khó có dịp được trông thấy một dòng sông ở phía dưới mà chỉ thấy trước mặt mình là núi , phía tây , sau lưng là biễn phìa đông , bên trái là núi , bên phải là vực , kể cả khi đi ngang qua những khúc ngoặt của con đường và chỉ có khi lên đến đỉnh đèo, đứng ở một nơi đất bằng phẳng người ta thường gọi là Vọng Cảnh thì mới thấy bao quát được cảnh vật phìa dưới , bên này là Quảng Bình bên kia là Hà Tỉnh , trước mặt là biển đông , mũi Ròon , Cảnh Dương sau lưng cao chót vót là các đỉnh núi của dải Hoành Sơn. Nếu chọn trên đỉnh đèo Ngang thì cho dù có cố gắng soãi mắt tìm bóng dáng của một dòng sông được mô tả trong bài thơ của bà Huyện Thanh Quan thì cũng không thễ thấy được ngay cả hình chụp trên không ảnh chỉ có một cái hồ khá lớn nằm dưới chân Đèo Ngang ở phía Quảng Bình và một đoạn sông ở bên phía Kỳ Anh bẻ ngoặc lại







(Đèo Ngang nhìn từ phía Hà Tinh – Đèo Ngang nhìn từ phía Quảng Bình )


Vậy thì con sông này nằm ở đâu ? Chỉ có cách là đi bộ dọc con đèo mới có thể tìm ra nó mà thôi , tôi nghỉ như vậy vì thế khi về lại Saigon tôi lại quyết định trở lại Nghệ An và đi bộ suốt 6 Km đường đèo để tìm ra cái vị trí như trong câu thơ của bà Huyện mô tả để tận hưởng cái trọn vẹn của cảnh trí kỳ thú này

Từ Kỳ Anh đến đèo Ngang , hảy dừng xe lại ở cây số I Km 500 và đi bộ trong vòng 400 mét chỉ ở một đoạn đường rất ngắn ngủi đó bạn mới tìm thấy cái tọa độ và con sông huyền thoại đó, con sông không được ghi trong sách , không ai biết nó tên gì chỉ trừ cư dân địa phương , con sông mang một cái tên rất lạ tai sông ĐUỘC , đó là một dòng khe nhỏ cạn rất dể bồi lắp , thỉnh thoảng vài năm người ta vét lòng khe để làm thủy lợi

Bài thơ Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ tuyệt tác , bất hủ mà ai đã một lần đi qua Đèo Ngang lúc xế chiều mơi cảm nhận cái vẽ đẹp vô cùng ngoạn mục của Đèo Ngang và mới thấy cái tài hoa thanh thoát nhẹ nhàn thâm trầm của bà Huyện Thanh Quan





( Một đoạn Đèo Ngang – Phía Đông- Dứơi chân Đèo Ngang )
 
Y

yasakachikizio

Cảm ơn các bạn rất nhiều
Mình nghĩ bài văn biểu cảm phải có nhìu cảm nhận 1 chút như của supergirlr đoá ( Nhưng dài quá , đọc rối mắt )
Dù sao cũng thanks rất nhìu
 
Top Bottom