Tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được giới văn học đánh giá cao. Nó gây ấn tượng bởi cái cách nhà văn xây dựng cốt truyện, xây dựng hệ thống nhân vật. Tác phẩm là đỉnh điểm cao về tình phụ tử - một đề tài chưa được nhiều nhà văn khai thác. Xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện thấm đẫm nước mắt giữa ông Sáu và bé Thu - con gái của ông Sáu. Câu chuyện trong tác phẩm sẽ không hay nếu thiếu đi nhân vật ông Sáu và càng không thể đến cao trào nếu thiếu đi nhân vật bé Thu. Nếu nói rằng cả tác phẩm là một cơ thể thì bé thu chính là linh hồn trong cơ thể ấy.
Thu sinh ra chưa đầy một tuổi thì đã phải xa cha, lúc ấy em còn quá nhỏ để có thể ý thức được đây là cha mình, để có thể ghi nhớ hình ảnh của người cha trong tâm trí. Chính vì lẽ đó mà đến tận năm 8 tuổi, Thu cũng chỉ biết mặt ông Sáu qua tấm ảnh chụp chung với má. Tuổi thơ của Thu là một tuổi thơ sống thiếu tình cha. Dù ở nhà mẹ em cáng đáng tốt mọi công việc của đàn ông nhưng vị trí người cha trong trai tim bé bỏng của Thu vẫn còn bỡ ngỡ. Em chưa thực sự có cái nhìn chân thành về người cha của mình. Sống thiếu cha nghĩa là Thu đã trải qua một tuổi trẻ rất bất hạnh rất thiếu thốn tình yêu thương từ người cha. Từ nhỏ cho đến khi 8 tuổi, trong Thu chỉ có một khát khao cháy bỏng, khát khao được gặp cha. Nhưng éo le thay, khi cha trở về, mang theo vết sẹo trên mặt từ chiến trường trở về khiến em không thể nhận ra đây là cha của mình. Người đàn ông mang vết sẹo này không giống với người cha mà suốt 8 năm qua thu trông ngóng, đó cũng là điều khiến Thu không nhận ra cha của mình. Bất hạnh thay, chiến tranh đã khiến ông Sáu phải chịu nững nỗi đau về thể xác nhưng nỗi đau ấy có là gì so với việc đứa con gái duy nhất không chịu nhận mình là cha. Giây phút mà Thu gọi tiếng "ba", tất cả như ngưng đọng rồi vỡ òa trong tiếng nức nở của em. Ông trời như muốn trêu đùa với lòng người, khi Thu nhận ra cha thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra chiến trường làm nhiệm vụ để rồi tiếng gọi "ba" trong vội vã, nức nở của thu cũng là tiếng gọi cuối cùng mà cha nó có thể nghe. Lần gặp mặt ấy cũng là lần cuối cùng hai cha con có thể đoàn tụ. Thật sự bé Thu thiệt thòi, thiếu thốn rất nhiều nhưng tình cảm yêu thương mà đáng lẽ ra một đứa trẻ phải được hưởng.
Mặc dù phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của người cha nhưng ở em lại sáng ngời bao vẻ đẹp đáng trân trọng, để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng. Không thể nào quên Thu là một em bé đáo để, bướng bỉnh, có cá tính rất mạnh mẽ. giây phút đầu tiên gặp ông Sáu, Thu sững sờ, hốt hoảng, không thể nhận ra cha mình. Nó sợ hãi thét lên "Má! Má!" rồi chạy vụt đi. Những ngày ông Sáu ở nhà dù ông có cố gắng gần con như thế nào thì Thu cũng tìm cách đẩy ông Sáu ra xa. Mặc dù ông Sáu đã đẩy Thu vào những tình huống khó khăn nhất nhưng em vẫn bướng bỉnh không chịu gọi ông Sáu là cha. Trong ba ngày nghỉ phép lúc nào Thu cũng tỏ thái độ chống đối lại ông Sáu mà đỉnh điểm đó chính là sự việc ông Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén Bé Thu rồi em lấy đũa hất văng trứng ca ra khỏi bát tung tóe cả mâm cơm. Đến lúc này, cơn giận của ông Sáu bỗng bùng phát, không kịp suy nghĩ, ông đã vung tay đánh vào mông của bé Thu, những tưởng Thu sẽ khóc, Nhưng không, một lần nữa cái tính bướng bỉnh, cứng đầu của Thu lại trỗi dậy, nó bỏ bát cơm xuống, chạy ra bến, nhảu lên xuồng, nó còn cố ý khua dây tòi tói thật to để cho ông Sáu biết. Chiều hôm ấy, mẹ Thu sang dỗ thế nào em cũng không về. Qua đó ta lại thấy được tình yêu thương cha sâu sắc mãnh liệt của Thu khi chưa biết được nguyên nhân của vết thẹo thì em nhất quyết không nhận cha. Bởi trong tim Thu chỉ có duy nhất một người cha, đó là người đã chụp chung với mẹ trong tấm ảnh, đó chính là người cha mà nó mong chờ, đợi, tôn thờ, kính trọng. Điều này lại làm người đọc thêm xót xa, một cô bé 8 tuổi chưa được một lần gặp cha, chỉ biết cha qua tấm ảnh sơ sài để rồi khi gặp được cha, chính em lại không nhận ra đấy chính là người cha mình hằng mong nhớ. Khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt, tình cha con trong Thu bỗng bùng chảy mãnh liệt. giây phút chia tay, Thu bỗng thốt lên "Ba". Tiếng gọi ba thiêng liêng chan chưa cảm xúc, chỉ để gọi cho người cha của riêng mình mà Thu đã kìm nén suốt 8 năm trời. Nay lại có thể thôt ra. tiếng gọi xé tan sự im lặng của mọi người, xé tan sự đau khổ của ông Sáu, nghe thật xót xa, cùng với tiếng ba xé lòng ấy là những hành động vội vã có phần sợ hãi. Thu sợ ba phải đi chiến trường không thể quay trở lại. Thu muốn ông Sáu ở nhà với em. Những cái hôn thấm đậm tình thương mà bé Thu dành cho cha như phần nào xoa dịu những việc mà nó đã làm suốt 3 ngày qua đối với người cha đáng kính của nó. Tất cả những nhớ nhung, những tình cảm suốt 8 năm qua của cha con như được gói gọn trong giây phút này, trong chi tiết này. Tuy Thu bướng bỉnh, cứng đầu nhưng em cũng chỉ là một đứa trẻ ngây thơ, không nhận cha vì cha khác tấm ảnh chụp chung với mẹ vì ông Sáu có vết sẹp trên mặt. Dù có cách biểu hiện khác nhau nhưng tình yêu thương đối với ba trong bé Thu không hề thay đổi.
Cuộc chiến tranh giải phóng đất nước đã kết thúc từ lâu rồi nhưng những dư âm của nó đối với cuộc sống hiện tại vẫn còn ở đó. Rất nhiều đứa trẻ ngày đó đã mất đi người cha, người mẹ trên chiến trường và có rất nhiều cuộc thất lạc. Thế nhưng ở nơi nào đó họ vẫn cho rằng bố mẹ mình vẫn còn tồn tại trên thế giới này thế nên không ít người vẫn cố gắng ngày đêm tìm kiếm bố mẹ để có thể một lần được gọi tiếng gọi thiêng liêng như bé Thu trong Chiếc lược ngà. Không chỉ là những người con trưởng thành trong máu lửa chiến tranh mới trân trọng tình cảm gia đình mà đối với các bạn trẻ ngày nay rất nhiều người biết yêu thương, trân trọng bố mẹ. Họ là những người không chỉ chăm chỉ học tập mà còn cố gắng lao động thật tốt để không phụ lòng bố mẹ. Mỗi người đều có cách thể hiện khác nhau nhưng đều có một điểm chung là các bạn ấy rất quý trọng gia đình của mình, luôn dành một vị trí đặc biệt trong tim.
Thế nhưng lại có không ít bạn chưa hiểu rõ tình cảm thiêng liêng này. Họ còn quá bồng bột, trẻ dại khi cho rằng những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng lại là những người cản trở, ngăm cấm bạn đó. Họ đâu biết rằng bố mẹ luôn mong muốn những điều tuyệt vời đến với những đứa con của mình, những ngăn cấm đó đều giúp cho họ ngày moojt tốt lên, trưởng thành, có ích hơn. Họ vội quên đi những sự chở che, nâng niu, chăm sóc của ngày bé để chạy theo nhưng thứ hư vô trong cuộc sống để rồi khiến cho vai cha thêm còng đi, mái tóc mẹ thêm bạc vì họ. Nhưng có hề gì khi bố mẹ luôn là điểm tựa cho người con, luôn sẵn sàng đứng bên đời đợi con quay trở về, giúp con vượt qua thử thách cuộc sống. Nếu như bạn đang là một người như thế thì mong rằng bạn hãy nhanh chóng nhận ra để cho cha mẹ vơi bớt đi lo lắng, muộn phiền. Nếu như bạn vẫn không biết trân quý thì thật đáng tiếc, bạn sẽ phải nhận quả báo sớm thôi. Đó chính là sự hối hận quá muoojcn màng và không thể nào thay đổi.
Tôi đã từng là một đứa trẻ hư hỏng, không biết điều và luôn làm cho bố mẹ phiền lòng. Thế nhưng qua bài viết này tôi đã nhận ra quá nhiều điều. Không thể để lâu hơn được nữa tôi phải đổi thay mà thôi để bố mẹ không còn phải lo lắng cho mình. Và để mai đây tôi không phải nối tiếc trong muộn màng nữa.