D
depzaiqua
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
PHÒNG GD&ĐT ĐÀ LẠT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
* Đề kiểm tra gồm 3 câu tự luận
Câu 1 (2 điểm)
Nghĩa của từ là gì? Trình bày các cách giải nghĩa của từ? Hãy giải nghĩa từ “giếng” và cho biết em đã giải nghĩa bằng cách nào?
Câu 2 (3 điểm)
Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng. Dựa vào định nghĩa truyền thuyết em hãy giải thích vì sao văn bản “Thánh Gióng ” được xếp vào thể loại truyền thuyết?
Câu 3 (5 điểm)
Hãy miêu tả quang cảnh buổi lễ khai giảng vừa diễn ra ở trường em.
-----HẾT-----
PHÒNG GD&ĐT ĐÀ LẠT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC: 2009 – 2010
ĐÁP ÁN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Câu1: (2 điểm )
Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật , hoạt động , tính chất , quan hệ …) mà từ biểu thị (0,5 điểm) Các cách giải nghĩa của từ là :
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (0,5 điểm )
Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giả thích ( 0,5 điểm )
Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất , để lấy nước -> giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm (0,5 điểm)
Câu 2 : (3 điểm )
*Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng (1,5 điểm)
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước , đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm .
* Giải thích văn bản “Thánh Gióng ” được xếp vào thể loại truyền thuyết ( 1,5 điểm) : căn cứ vào 3 yếu tố của định nghĩa , các cách giải thích của học sinh , giáo viên linh hoạt cho điểm mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm ( Nếu học sinh chỉ nêu định nghĩa , không chỉ ra dấu hiệu trong văn bản thì cho một nửa số điểm của câu hỏi ).
Ba ý chính của định nghĩa như sau :
-Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ: đây là thời đại Hùng Vương chống quân xâm lược để bảo vệ đất nước . Hiện nay vẫn còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội .
-Truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thánh Gióng hoặc ngựa sắt phun lửa , phi ra trận , Thánh Gióng bay về trời…
-Truyện thể hiện thái độ của nhân dân : quan niệm và ước mơ về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm ...
Câu 3: (5 điểm )
Hãy miêu tả quang cảnh buổi lễ khai giảng vừa diễn ra ở trường em.
1/Yêu cầu chung:
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp,không mắc các lỗi về chính tả,từ ngữ,cú pháp.
- Bố cục: Đủ 3 phần cân đối; từ ngữ rõ ràng , chính xác; câu văn trôi chảy, thể hiện tình cảm, thái độ người viết.
- Nắm vững phương pháp làm văn miêu tả cảnh , biết lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc và miêu tả theo một trình tự hợp lí.
2/Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài : (0,75 đ)
Giới thiệu thời gian, địa điểm, quang cảnh chung…của buổi lễ khai giảng.
b. Thân bài : (3,5 điểm )
Tả chi tiết theo trình tự thích hợp: Trình tự thời gian, trình tự không gian.
* Trước giờ khai giảng:
- Con đường gần trường học, học sinh nô nức kéo về.
- Cổng trường: băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa,…
- Học sinh: gương mặt tươi vui, áo quần chỉnh tề, khăn quàng phấp phới.
- Sân trường: ồn ào, náo nhiệt.
- Khán đài: rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ, ảnh Bác,…
* Lễ khai giảng:
- Ổn định hàng ngũ.
- Mở đầu buổi lễ: Chào cờ, Quốc ca, Đội ca hùng tráng.
- Điểm qua chương trình buổi lễ : diễn văn khai giảng của thầy ( cô ) hiệu trưởng, thả bong bóng chào mừng học sinh lớp Sáu, thư của Chủ tịch
NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
* Đề kiểm tra gồm 3 câu tự luận
Câu 1 (2 điểm)
Nghĩa của từ là gì? Trình bày các cách giải nghĩa của từ? Hãy giải nghĩa từ “giếng” và cho biết em đã giải nghĩa bằng cách nào?
Câu 2 (3 điểm)
Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng. Dựa vào định nghĩa truyền thuyết em hãy giải thích vì sao văn bản “Thánh Gióng ” được xếp vào thể loại truyền thuyết?
Câu 3 (5 điểm)
Hãy miêu tả quang cảnh buổi lễ khai giảng vừa diễn ra ở trường em.
-----HẾT-----
PHÒNG GD&ĐT ĐÀ LẠT KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC: 2009 – 2010
ĐÁP ÁN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Câu1: (2 điểm )
Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật , hoạt động , tính chất , quan hệ …) mà từ biểu thị (0,5 điểm) Các cách giải nghĩa của từ là :
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (0,5 điểm )
Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giả thích ( 0,5 điểm )
Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất , để lấy nước -> giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm (0,5 điểm)
Câu 2 : (3 điểm )
*Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng (1,5 điểm)
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước , đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm .
* Giải thích văn bản “Thánh Gióng ” được xếp vào thể loại truyền thuyết ( 1,5 điểm) : căn cứ vào 3 yếu tố của định nghĩa , các cách giải thích của học sinh , giáo viên linh hoạt cho điểm mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm ( Nếu học sinh chỉ nêu định nghĩa , không chỉ ra dấu hiệu trong văn bản thì cho một nửa số điểm của câu hỏi ).
Ba ý chính của định nghĩa như sau :
-Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ: đây là thời đại Hùng Vương chống quân xâm lược để bảo vệ đất nước . Hiện nay vẫn còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội .
-Truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thánh Gióng hoặc ngựa sắt phun lửa , phi ra trận , Thánh Gióng bay về trời…
-Truyện thể hiện thái độ của nhân dân : quan niệm và ước mơ về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm ...
Câu 3: (5 điểm )
Hãy miêu tả quang cảnh buổi lễ khai giảng vừa diễn ra ở trường em.
1/Yêu cầu chung:
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp,không mắc các lỗi về chính tả,từ ngữ,cú pháp.
- Bố cục: Đủ 3 phần cân đối; từ ngữ rõ ràng , chính xác; câu văn trôi chảy, thể hiện tình cảm, thái độ người viết.
- Nắm vững phương pháp làm văn miêu tả cảnh , biết lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc và miêu tả theo một trình tự hợp lí.
2/Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài : (0,75 đ)
Giới thiệu thời gian, địa điểm, quang cảnh chung…của buổi lễ khai giảng.
b. Thân bài : (3,5 điểm )
Tả chi tiết theo trình tự thích hợp: Trình tự thời gian, trình tự không gian.
* Trước giờ khai giảng:
- Con đường gần trường học, học sinh nô nức kéo về.
- Cổng trường: băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa,…
- Học sinh: gương mặt tươi vui, áo quần chỉnh tề, khăn quàng phấp phới.
- Sân trường: ồn ào, náo nhiệt.
- Khán đài: rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ, ảnh Bác,…
* Lễ khai giảng:
- Ổn định hàng ngũ.
- Mở đầu buổi lễ: Chào cờ, Quốc ca, Đội ca hùng tráng.
- Điểm qua chương trình buổi lễ : diễn văn khai giảng của thầy ( cô ) hiệu trưởng, thả bong bóng chào mừng học sinh lớp Sáu, thư của Chủ tịch