đề cương văn hk2

T

thannonggirl

câu 2

Xem ở đây nha:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=220222

Và ở đây:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=220222

Nguồn yahoo
Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ
Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.
Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao
Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!
Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy.
Source:
Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi.
Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?

Tránh dẫn link khác ngoài diễn đàn
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Bài 1:
(1)Xã hội đang ngày một phát triển, con người để sống thích nghi với cuộc sống đó cũng đang dần có sự thay đổi theo. Nhiều phong tục trong gia đình từ xa xưa dường như đã dần biến mất thay vào đó là, những phong tục, sự ăn theo của xã hội phương tây. Ngày tết không còn nấu bánh chưng, không còn những cuộc tụ họp gia đình đông đủ vào ngày giỗ tổ tiên, ông bà do sự bận bịu về công việc, nhưng thay vào đó các ngày như lể hội hóa trang, ngày valentime …. Lại đang được diễn ra phổ biết. Cuộc sống hiện đại đã buộc con người phải thay đổi để năng động, phù hợp hơn với xu thế mới mà xã hội yêu cầu. Tuy nhiên, việc thế hệ trẻ hiện nay sống quá thờ ơ, vô cảm với cuộc sống xung quanh đã buộc mọi người phải nhìn nhận lại cách ứng xử của một bộ phận không nhỏ thế hệ thanh niên. Họ sống quá thay đổi có những bạn trẻ dường như không biết đến khái niệm của đạo đức, không biết đạo đức chính là cái gốc của cây, là ngoạn nguồn của sống , mà cứ sống theo cảm nghĩ, theo sự đua đoài tồn tại trong xã hội, không còn nghĩ đến khái niệm “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” không tôn trọng thầy cô, bạn bè kể cả bố mẹ ông bà trong gia đình nói cũng không nghe theo. Có thể đây chỉ là quan điểm một phía nhưng nó cũng phản ánh được phần nào cách nhìn nhận về những chủ nhân tương lai của đất nước, nhất là ở các thành phố lớn. Đất nước phát triển, hội nhập, kéo theo nó là hàng loạt sự du nhập của các nước phat triển nhưng thuận lợi khi đi theo con đường làm giàu của các nước đó, nhưng sự hội nhập đã làm cho con người đi quá xa, có những người đã vô tình hòa tan vào cuộc sống đó, không còn thích xem những bộ phim Việt mà thay vào đó là phim hàn, phim Mĩ…không còn thích cách ăn mặc truyền thống, không thích những chiếc áo dài mà thay vào đó là những mẫu quần áo Hàn, đầu phải cắt sao cho giống những nhân vật đó. Đã bao giờ bạn nhìn thấy trên đường mình đi học, đi làm có vô số những bạn trẻ quần áo đẹp sặc sỡ, xinh xắn trong những phụ kiện thời trang và tung tăng dạo phố. Có thể lúc ấy bạn thấy họ đep, họ được nhiều người ngưỡng mộ nhưng khi họ nhận được lời mời chào mua hàng hay những người ăn xin trên đường thì họ nhanh chóng quay ngoắt đi và tung ra vô số những câu nói thiếu văn hóa thậm chí là quá tồi tệ, không chấp nhận được” Ngày đẹp trời thế này mà gặp mấy loại người này thì chỉ ám thôi, đen thật…!”.
Ý thức của con người không còn được nâng lên mà đang ngày một xấu đi, Bạn đi chơi trong công viên cùng bạn bè, người thân, được ngắm những bãi cỏ xanh mướt, những bông hoa rực rỡ và vô số những điều thú vị khác mà nó đem lại. Tuy vậy, một cảnh tượng trớ trêu thay đó là rất nhiều bạn trẻ lại đạp lên cỏ, ngắt hoa và càng tồi tệ hơn là họ sẵn sàng xả ra ngay cạnh chỗ ngồi của mình vô số rác thải: giấy, vỏ chai, túi đựng đồ ăn hay thậm chí là cả thức ăn nhẹ còn thừa…. Điều này có thể không còn quá xa lạ nữa bởi có thể ở bất cứ nơi đâu trên những con đường Hà Nội bạn cũng có thể gặp. Chắc ai cũng biết hình ảnh song tô lich hiện nay, những người sống xung quanh đó đang dần hủy hoại nó,những ống cống chăng chịt từ các nhà máy, các nhà dân chảy ra song, khiến cho con song đã làm cho con song biến thành màu đen của nước.

các phương tiên giao thông như Xe buýt- một phương tiện đi lại công cộng mà đa phần các bạn trẻ đều biết đến cũng được xem là nơi chứa nhiều vấn đề đáng nói. Bạn đang ngồi trên xe, nếu thấy một cụ già hay một người phụ nữ đang mang bầu, bạn có thể sẵn sàng đứng dậy nhường chỗ cho họ còn mình thì có thể đứng. Vậy mà khá nhiều bạn trẻ lại thờ ơ, vô cảm với vấn đề đó, họ vẫn nghiễm nhiên ngồi trong khi một cụ già ngoài 60 tuổi đứng bám vào móc xe dù cho nó đang đi bỗng dưng dừng hự lại đột ngột. Rồi trong lúc xe quá đông đúc, bạn tình cờ phát hiện ra một người đứng phía trên mình đang bị móc túi mà không hề biết. Khi ấy bạn sẽ làm gì? Bạn hét lên và kéo tay kẻ kia ra hay chỉ im lặng đứng chứng kiến cảnh tượng ấy rồi cho qua bởi nếu bạn can thiệp vào có thể bạn sẽ dễ dàng bị ăn một cái bạt tai ngay tại chỗ?

(2)Trường học, nơi đào tạo ra con người mà cũng có những bạn nữ sinh mặc nhưng chiếc váy ngắn, áo hai dây, những chiếc áo hở bụng, ngực. Đặc biệt là tình trạng đánh lôn, nói tục, đánh giết nhau. Học sinh tới trường thì không học mà toàn là gây cổ đánh nhau,trốn học, bỏ học để tìm đén những thú vui khác. Những trang mạng thì không được các em học sinh vào tìm những thông tin bổ ích mà thay vào đó là nhưng trò chơi bạo lực,những trang mạng cấm,phim sex.
Vào bảo tàng Lịch sử hay bảo tàng Dân tộc học, trong khi mọi mặc quần áo nghiêm chỉnh, gọn gàng thì bạn lại diện một chiếc váy xòe rực rỡ với những đường nét, chi tiết cuốn hút. Bạn sẽ nhanh chóng trở thành tâm điểm của mọi người vì mốt thời trang không hề hợp với hoàn cảnh thực tế. Rồi thì bạn cứ chạy ra chạy vào với chiếc điện thoại trên tay mà không hề biết rằng những người xung quanh đang rất khó chịu vì bạn đã gây ra tiếng ồn. Có thể những điều này bạn không mấy quan tâm nhưng trong mắt nhiều người bạn trở thành vô duyên, thiếu tôn trọng họ.
Những cặp đôi trẻ thì luôn có xu hướng đi theo xã hội phương tây, không như các ông bà cha mẹ ngày xưa, bà bây giờ hẹn hò ôm nhau ở nhũng nới công cộng phổ biến và rất phô trương. Không những tại các công viên mà còn có những khu vực như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây vào các buổi chiều, tối. Bạn sẽ vô cùng thư thái và tĩnh tại bởi đó được xem là lúc mà bạn giải lao sau một ngày làm việc căng thẳng. Vậy mà cái đập vào mắt bạn lại là những hình ảnh không mấy văn hóa, nhiều cặp đôi trẻ cứ thản nhiên ôm hôn nhau mà không để ý thấy rằng bên cạnh họ đang còn có vô số những người khác, thậm chí cả người cao tuổi. Dù rất khó chịu nhưng họ không nói ra vì như vậy là thiếu tôn trọng quyền riêng tư của người khác, họ gần như xem mình chưa nhìn thấy gì và bỏ qua mọi thứ đã nhìn thấy, xem như chúng không liên quan. Ngay cả bạn nếu nhìn thấy điều đó bạn cũng thấy rất bực bội và khó chấp nhận bởi họ quá tự nhiên.
Trên đây là những hồi chuông cảnh báo cho thế hệ trẻ. Họ tiếp thu lối sống mới hiện đại với sự hồn nhiên, năng động nhưng họ lại quên mất cái gốc của văn hóa, nhân văn. Chính những hành động nhỏ đó thôi cũng làm người chứng kiến đánh giá phần nào về đạo đức, tư cách của họ trong lối ứng xử với cuộc sống đời thường. Họ là những người trẻ, có kiến thức, được cả xã hội quan tâm, chăm lo để tương lai trở thành một công dân ”Tài- đức vẹn toàn”, đem sức trẻ ra phụng sự Tổ quốc. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại chính mình để có cách ứng xử sao cho có văn hóa, có học vấn, để mãi mãi là những thế hệ trẻ có ích cho dân tộc.
Nguồn:Sưu tầm

Ngày nay khi đất nước ta đang trên đà phát triển hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu , lẽ đương nhiên giưới trr cũng phải hội nhập. Nhưng hội nhập đó là gì: là hội nhập vào nền kinh tế tri thức của nhân loại, chứ không phải là hội nhập vào những thói ăn chơi sa đọa , những thói thiêu đốt đồng tiền trên tay mẹ cha.

Đại bộ phận thanh niên trí thức bây giờ đều đã và đang từng ngày nắm bắt lấy cơ hội mới con đường mới để vươn lên, để đạt được danh vọng tiền tài và địa vị. Còn những "kẻ" phát ngôn nên câu nói trên có thể khẳng định rằng đó là tầng lớp thanh niên bê bết , tồi tàn về đạo đức và nhân phảm của xã hội. Một bộ phận là những cậu ấm cô chiêu, ăn sung mặc suớng. "Nhàn cư vi bất thiện" ông cha ta quả thực đúng đắn, khi chững cậu ấm cô chiêu sống thừa thãi bởi vật chất, họ sinh ra những suy nghĩ những quan điểm lệch lạc. Một bộ phận nữa là tầng lớp thanh niên học đòi, họ có thể sinh trưởng trong một gia đình bình dân, một gia đình công chức, nhưng trót sa vào vũng bùn nhơ nhuốc mà không rút chân ra được. Cuộc sống mà họ gọi là sành điệu, thực chất lf những cuộc ăn chơi chác táng, tiêu tiền như nước dựa trên những nhu cầu học đòi hết sức phi lý của bản thân . Những cuộc sống vui chơi hưởng lạc, sống mà không biết mình đã làm gì cho xã hội.

Hút thuốc lá , uống rượu đó chẳng phải là những tệ nạn xã hội mà hằng ngày báo chí vẫn ùn ùn đăng tải đó sao. Phải giải thích thé nào đây khi chúng ta, cả thế giới đang lên án thuốc lá, vì sức khỏe của cộng đồng mà giới trẻ lại cho rằng đó là sành điệu . Sành điệu là gì ? Trong mắt những thanh niên đua đòi kia thì sành điệu của họ là tệ nạn của xã hội, là đi ngược lại những những gì mà cộng đồng, mái nhà thế giới đang ra sức tuyên truyền chăng. Những suy nghĩ thiếu đúng đắn sẽ dẫn đến những hành động sai lầm .ỷơ các nước châu Âu hay Mĩ latinh thì nghiện rượu đang là một vẫn nạn. Đó ! Thanh niên hội nhập vào những tệ nạn lớn nhất của xã hội, đang hội nhập vào sự sành điệu mà xã hội đang lên án.

Hai chữ sành điệu không thể thiếu cái vỏ mác hình thức bên ngoài, những mái tóc nhiều màu, những trang phục khá nhố nhăng. Sành điệu không phải là xấu nhưng một tầng lớp thanh niên đã không hiểu đúng bản chất của nó, đã đẩy hai chữ sành điều đến mức đỉnh của sự khác người. Trong giới trẻ , càng ăn mặc mốt càng khác người, tức là càng sành điệu. Mà sành điệu còn đi đôi với những tụ điểm đốt tiền. Các vũ trường là nơi hội tụ các "Thanh niên sành điệu" đó. Sành điệu là phải giao lưu, giao lưu thì phải tụ tập. Những đồng tiền ko do bản thân làm ra thì đâu biết quý trọng. Họ ném tiền vào vũ trưyờng, bao bạn bè, thể hiện tư cách đại gia, thực chất đó là những hành dộng đbôi đen một góc xã hội.

Không ái bảo những hành động trên là xấu xa, là ô uế nhưng cái gì thì cũng phải có chừng mực của nó, những gì quá trớn, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục nước nhà quả là không nên làm.

Cần khẳng định rõ ràng rằng, tuổi trẻ thời hội nhập là mang vốn hiểu biết của mình vào hội nhập với nền kinh tế tri thức của nhân loại. Tuổi trẻ hòa nhập chứ không hòa tan , và hội nhập với tri thức chứ không phải hội nhập với tệ nạn . Tuổi trẻ không thể không có những ham muốn, những đua đòi, nhưng tuổi trẻ cũng cần có lý trý, và phải sống biết thế nào là tự chủ.
Nguồn tin: Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom