Đề cương sinh học 7 ôn thi HKI

L

linhlovely2002

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I.Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
1. Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống & hoạt động trong môi trường nước
_Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang( cơ quan hô hấp lấy ôxi hoà tan trong nước và thải CO2 ra môi trường nước) và bóng hơi (có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá bơi lên)
II.Bài 31: Cá chép:
1.Nêu những điều kiện sống và đđ sinh sản của cá chép( vở bài học_ mục 1)
2.Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước(vở bài học_ mục 2)
3.Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa?
_cá chép thụ tinh ngoài nên chúng sẽ có số lượng trứng rất nhiều và cũng sẽ gặp rất nhièu nguy hiẻm như bị các con vật dưới biển khác ăn mất, cung như không găp đuọc tinh trùng của cá đực nên sẽ khó sinh sản nảy nở nên lượng trứng phài nhièu thì mới hi vọng có nòi giống nối tiếp phát triền
4.Nêu chức năng của từng loại vây cá
III.Bài 29
1.Trong số các đđ của chân khớp thì các đđ ảnh hưởng đến sự phân bố của chúng?
_Có vỏ kitin( bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn
_ Chân phân đốt, khớp động linh hoạt trong di chuyển, một số có cánh thích nghi với đời sống bay
2.Đđ cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?
_Có hệ thần kinh và giác quan phát triển
_Cấu tạo phân hoá phù hợp với các chức năng khác nhau giúp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau
3.Trong số 3 lớp của Chân khớp thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất, cho vd?
_Đó là lớp Giáp xác
Vd: tôm, cua, ghẹ,… là những đại diện có giá trị về mặt thực phẩm và vế xuất khẩu
IV.Bài 27
Trong số các đđ chung của Sâu bọ, đđ nào phân biệt chúng với các chân khớp khác?
_Sâu bọ có: 1 đôi râu, 3 đôi chân, 2 đôi cánh
2.Địa phương em có biện pháp náo chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
_Bảo vệ sâu bọ có ích
_Dùng biện pháp cơ giới để diệt sâu bọ có hại
_Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại
V.Bài 26:
1.Nêu ba đđ nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
_Cơ thể gồm 3 phấn: đầu, ngực, bụng
_Đầu có 1 đôi râu, ngực có 1 đôi 3 đôi chân, và thường có 2 đôi cánh
_Hô hấp bằng ống khí
2.Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
_Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần đến các tế bào. Còn ở tôm sông thì lại hô hấp bằng mang.
3.Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?
_Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều(đẻ nhiều lứa trong năm và nhiều trứng trong một lứa). Nhờ đó, chúng sinh sản rất nhanh và thường gây hại lớn cho cây cối, mùa màng.
VI.Bài 25:
1.Cơ thể hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể?
_Cơ thể Hình nhện có 2 phần:đầu-ngực, bụng
_Nhện giống Giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.
2.Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện.(vở bài học_mục 2)
VII.Bài 24:
1.Vai trò của Giáp xác nhỏ(có kích thước hiển vi)trong ao, hồ, sông, biển?
_Là thức ăn của tất cả các loài cá(ở giai đoạn sơ sinh)
_Là thức ăn thường xuyên của nhiều loại cá khác
_ Làm sạch môi trường nước
2.Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em?
_Có vai trò trong nền kinh tế quốc dân
_Là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng
_Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
VIII.Bài 22:
1.Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?
_Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong
_Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lấn tránh kẻ thù
2.Dựa vào đđ nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
_Đôi râu nhạy cảm của tôm giúp tôm dễ dàng phát hiện mồi nên người dân thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm
_Đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm vì mắt tôm khá tinh nhanh
IX.Bài 21:
1.Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
_Vì chúng có các đđ giồng nhau:
+Thân mềm, cơ thể không phân đốt
+Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể
+Có hệ tiêu hoá phân hoá
+Có khoang áo phát triển
2.Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm? (vở bài học_mục II)
 
L

linhlovely2002

X.Bài 19:
1.Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?
_Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ầm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển
_Khi bò ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.
Nêu một số tập tính ở mực
_Săn mồi bằng cách rình bắt
_Phun “hoả mù” che mắt kẻ thù để trốn chạy
_Chăm sóc trứng: mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bàm vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển.
_Con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối( tay giao phối). Ở một số loai, tay giao phối có thể đứt ra mang theo các bó tinh trùng bơi đến thụ tinh cho con cái.
XI.Bài 18:
1.Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
_Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai.
2.Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?
_Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trường nước. Ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai( sò cũng vậy) hay bị ngộ độc vì khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.
3.Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
_Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường.
XII.Bài 17:
1.Hãy kể tên một số giun đốt khác mà em biết.
_Vd: giun đỏ, đỉa, rươi, vắt,…
2.Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em?( vở bài học)
XIII.Bài 15
1.Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?
_Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da
2.Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt như thế nào?
_Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí
_Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các khí canxi và kali dễ tiêu cho đất.Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
XIV.Bài 14:
1.Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?
_Giun móc câu nguy hiểm hơn vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giay, dép, thí ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người( qua da bàn chân)
2.Ở nước ta, qua điềutra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
_Nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun( có trong phân) đi khắp mọi nơi.
_Ý thức vệ sinh công cộng chưa cao(dùng phân tưới rau, ăn rau sống không qua sát trùng, mua bán quà bánh nơi bụi bặm, ruồi nhặng,…)
XV.Bài 13:
1.Đđ cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

Sán lá gan
Giun đũa
_Cơ thể hình lá dẹp, màu đỏ
_Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại( tiết diện ngang hình tròn)
_Các giác bám phát triển
_Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể
_Có 2 nhánh ruột vừa tiêu hoá vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn.
_Ống tiêu hoá bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
_Sinh sản:lưỡng tính(có bộ phận đực và cái riêng,có tuyến noãn hoàng), đẻ 4000 trứng/ngày.
_Sinh sản:phân tính, tuyến sinh dục dực và cái đều ở dạng ống. thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000/ ngày.
XVI.Bài 12:
1.Sán dây có đđ cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
_Có cơ quan giác bám tăng cường( có 4 giác bám, một số có thêm móc bám)
_Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn ở ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
_Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
XVII.Bài 11:
1. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
_ Sán lá gan dùng 2 giác bám, bám chắc vào nội tạng của vật chủ. Miệng hút chất dinh dưỡng đưa vào hai nhánh ruột, phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hoá vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
_ Đồng thời, sán là gan đẻ rất nhiều trứng và ấu trùng củng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thể ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.
2. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
_ Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
_ Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
3. Hãy trình bày vòng đời của sán là gan.( sgk trang 42)
XVIII.Bài 10:
1. Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đđ gì chung?
_Cơ thể có đối xứng toả tròn
_Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong và ở giữa là tầng keo
_Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận thức ăn, vừa là nơi thải chất cặn bã.
2. Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang phải có phương tiện gì?
_Chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dung tay, phải đi găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
3. San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô hay không?
_ San hô chủ yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loài động vật biển.
_Vùng biển nước ta rất giàu san hô, chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,… là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.
_ Nhưng một số đảo ngầm san hô cũng gây cản trở giao thông đường biển.
XIX.Bài 9:
1.Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?( vở bài học)
2.Sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
_Ở thuỷ tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập
_Ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.
Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
_Thịt của san hô
_Khung xương đá vôi của san hô
XX.Bài 8:
1.Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thuỷ tức.
_Tự vệ, tấn công và bắt mồi
2.Thuỷ tức thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?
_Cơ thể thuỷ tức chỉ có một lỗ(lỗ miệng) nên thuỷ tức lấy thức ăn và thải chất cặn bã qua lỗ miệng.
3.Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thuỷ tức và chức năng từng loại tế bào
Thành phần tế bào
Chức năng
Lớp ngoài
Các tế bào phân hoá: tế bào mô bì-cơ, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản.
Che chở, bảo vệ. giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản
Lớp trong
Chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hoá.
Có chức năng tiêu hoá ở ruột.
XXI.Bài 7:
Hãy nêu một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.
_Trùng kiết lị: bào xác thường qua con đường tiêu hoá và gây bệnh ở ruột người
_Trùng sốt rét: do muỗi anôphen truyền từ người này sang người khác
_Trùng gây bệnh ngủ ở châu Phi: do ruồi, tsê- tsê truyền từ người này sang người khác.
XXII.Bài 6:
1.Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
_Giống: sinh vật dị dưỡng, cùng ăn một loại thức ăn là hồng cầu
_Khác:
+Trùng kiết lị lớn, cùng lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi
+Trùng sốt rét nhỏ hơn, kí sinh trong hồng cầu, sinh sàn nhiều trùng sốt rét mới, rối phá vỡ hống cầu để chui ra, Sau dó, tiếp tục chu trình phá hoại hồng cầu khác.
XXIII.Bài 5:
1.Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hinh như thế nào?

Trùng giày
Trùng biến hình
_Cơ thể có dạng giống phần đế giày
_Hình dạng luôn biến đổi
_Không chứa chất diệp lục
_Không có chứa chất diệp lục
_Di chuyển nhờ lông bơi
_Di chuyển bẳng chân giả
_Sống dị dưỡng(ăn vi khuẩn và vun hữu cơ)
_Sống dị dưỡng(ăn vi khuẩn, tảo, chất hữu cơ)
_Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang, có kết hợp sinh sản hữu tính.
_Sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể theo bất kì chiều nào trên cơ thể
=>Trùng giày có cấu tạo cơ thể phức tạp hơn vì trùng giày có thêm hình thức sinh sản hữu tính trong khi trùng biến hình chỉ có hình thức sinh sản vô tính.
XXIV.Bài 4:
1.Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?
_Giống: tự dưỡng, có diệp lục, có nhân
_Khác: dị dưỡng, có ti thể, có roi, có khả năng di chuyển
2.Khi di chuyển, roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa xoay mình?
_Di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước
XXV.Bài 1:
1.Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
_Chúng ta phải luôn luôn có y thức bảo vệ động vật, chăm sóc và nuôi dưỡng những động vật có ích. Trong quá trình học tập, lao động, chúng ta phải chú ý bảo vệ môi trường, trước hết là phải giữ cho mội trường xanh sạch đẹp( không gây ô nhiễm, không có hành động làm tổn hại đến môi trường…), tạo điều kiện cho động vật sinh sống và phát triển.
End
Bài viết: Đề cương sinh học 7 ôn thi HKI
Nguồn
Zing Blog
 
Top Bottom