Đề cương ôn tập

N

nguyenpr9

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt nam
Câu 2,Lập bẳng so sánh sự khác nhau giữa các khu vực địa hình đồi núi,đồng bằng ở nước ta.
Câu 3:Chứng minh:Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.Giải thích vì sao khí hậu nước ta lại có tính chất đó
Câu 4:Lập bẳng so sánh khác nhau của 4 miền khí hậu nước ta
Câu 5:Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng biểu hiện như thế nào?Vì sao?
Câu 6:Khí hậu nước ta được chia làm mấy mùa?Nêu đặc điểm chung khí hậu từng mùa?
Câu 7:Trình bày đặc điểm chung sông ngòi nước ta.Nêu nguyên nhân
Câu 8:Trình bày đặc điểm chung của đất việt nam
Câu 9:
a,CMR:sinh vật việt nam có giá trị to lớn về mọi mặt
b,Giải thích vì sao sinh vật nước ta đa dạng
Câu 10:Trình bày đặc điểm chung của địa hình việt nam.
Câu 11:Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét
Câu 12:Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở việt nam,qua một số năm,hãy:
a,Tính tỉ lệ % che phủ rừng so với diện tích đất liền(làm tròn là 33 triệu ha)
b,vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó
c,nhận xét về xu hướng biển đông của diện tích rừng việt nam.
.................................................Năm.................1943.............1993..........2001
............................................Diện tích rừng........14,3...............8,6............11,8
Câu 13:lập bảng so sánh ba miền tự nhiên Việt Nam theo mẫu sau:

....................Miền................Miền Bắc và...............Miền Tây Bắc.............Miền Nam Trung
Yếu tố............................Đông Bắc Bắc Bộ...........và Bắc Trung Bộ...........Bộ và Nam Bộ
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa chất-Địa hình
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khí hậu-Thủy sản
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đất-Sinh vật
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảo vệ môi trường
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Last edited by a moderator:
C

cherrynguyen_298

Câu 1:
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich.
- Đồi núi thấp (dưới 1000 m) chiếm hơn 60% diện tích cả nước, núi cao (trên 2000 m) chỉ chiếm 1o/o diện tích.

b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- Gồm 2 hướng chính :
+ Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- Địa hình Việt Nam phân chia thành các khu vực : khu vực núi cao, các khu vực đồi núi thấp và trung bình, các vùng trung du chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng, các đồng bằng, ô trũng xen kẻ…tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam.

Câu 3:
-Tính chất nhiệt đới thể hiện ở chỗ:
+Vị trí nằm ở vùng nội chí tuyến, lượng bức xạ lớn (trung bình trên 1 triệu kCal/m2), góc nhập xạ lớn và đều có 2 lần MT lên thiên đỉnh tại mọi địa điểm.
+Cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình năm luôn trên 20oC (trừ vùng núi cao), số giờ nắng nhiều (1400 - 3000h/năm, tùy nơi).
-Tính chất ẩm: +Lượng mưa trung bình đạt 1500 - 2000mm, nhiều nơi có lượng mưa rất lớn như: Bắc Quang - Hà Giang (4802mm), Hoàng Liên Sơn - Lào Cai (3552mm), Huế (2568mm),...
+Độ ẩm trung bình trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
-Tính chất gió mùa: trong năm có 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió, mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam
Vì - Vị trí nước ta nằmtrong vùng nội chí tuyến
- Hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn
- Mọi nơi trên lãnh thổ đều có Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần.

Câu 5:
Phân hóa đa dạng , phức tạp :- Phân hóa đa dạng :
+ Phân hóa theo thời gian ( theo mùa )
+ Phân hóa theo không gian : từ B->N ; Đ->T ; Thấp->Cao
- T/c phức tạp : năm mưa nhiều ( ít ) ; mưa rét sớm ( muộn ) ...
* Nguyên nhân là do : địa hình đa dạng ; vị trí địa lí ;rối loạn thời tiết toàn cầu.

Câu 6:
Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt:
- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam.
- Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.

Câu 7:
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa.
- 2 hướng chính: TB-ĐN và hướng vòng cung.
- Chế độ nước: Có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ + mùa cạn
- Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ trên các lưu vực sông ko trùng nhau.
- Sông ngòi chủ yếu là ngắn, nhỏ và dốc.

Câu 8
Đất ở nước ta rất đa dạng và thể hiện rất tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. đất ở nước ta có 3 nhóm chính:
- đất feralit (chiếm 65% S),
- đất mùn núi cao (chiếm 11% S)
- đất phù sa sông và biển ( chiếm 24% S)
 
Last edited by a moderator:
M

mecuacon1

câu 1,Địa hình nước ta với diện tích đồi núi chiếm phần lớn nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Địa hình đồi núi’ chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.
+ Địa hình có độ cao dưới 1000m chiếm tới 85% diện tích phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc và phía Tây lãnh thổ, địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%.
-Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng với sự phân bậc rõ nét:
+ Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa và có tính phân bậc.
+ Địa hình thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Cấu trúc gồm 2 hướng chính:
• Hướng tây bắc – đông nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
• Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
-Địa hình mang tính chất của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Địa hình chịu sự ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Với nền nhiệt cao, trong năm có gió mùa hoạt động vào mùa đông và mùa hè.
+ Địa hình bị chia cắt mạnh do sự mưa lớn tạo dòng chảy bào mòn địa hình.
-Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
+ Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ đang tác động không tốt tới
địa hình nước ta.
+ Các quá trình khai thác có tác động mạnh mẽ làm biến đổi địa hình đó là: khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, đốt rừng làm nương rẫy…

câu 3:Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến có hoật động của các hoàn lưu gió mùa, bao gồm các loại gió chính là: Gió mùa mùa đông ( gió mùa đông bắc từ cao áp xibia thổi về có 2 loại Kí hiệu là NPC là NPC lục địa thổi qua vùng lục địa, có đặc tính khô, lạnh hoạt động vào nửa đầu mùa đông và NPC biển, loại gió này thổi biển do sự dịch chuyển của cao áp Xibia sang phía đông mang đặc tính lạnh ẩm, sau đó mới đi vào đất liền, gây nên hiện tượng mưa phùn vào nửa cuối mùa đông. Đây không phải là nguyên nhân chính yếu làm nên khí hậu Việt Nam như một só bạn trả lời, vì nó chỉ ảnh hưởng ở Miền Bắc Việt Nam đến đèo Hải Vân thôi ), Gió mùa mùa hạ gồm gió mùa tây nam, bắt nguồn từ cao áp Ấn Độ Dương qua vịnh BenGan, đến Việt Nam gặp dãy núi trường Sơn gây ra hiện tượng gió Lào đặc trưng (Ấn Độ), Gió mùa đông nam bắt nguồn từ cao áp Thái Bình Dương ở vùng xích đạo nó mang tinh chất ẩm nên gây mưa lớn. Ngoài ra còn có một hoàn lưu hoạt động quanh năm là gió Tín phong (còn gọi là gió mậu dịch), sự hoạt động mạnh yếu của nó tuỳ vào vào thời điểm các hoàn lưu gió mùa trên có thịnh hành hay không.
- Nguyên nhân thứ 2 là Do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ (15), lại có chiều ngang lãnh thổ hẹp và giáp với vùng biển rộng lớn, nên khí hậu được điều hoà của biển.
- Nguyên nhân nữa là do địa hình, lảnh thổ với 3/4 là đồi núi nó tạo nên một sự phân hoá khí hậu thao quy luật địa đới (Theo vĩ độ) và quy luật Phi địa đới (theo đai cao). Nhiều dạy núi tạo nên nhưng ranh giới khí hậu điển hình như Đèo Ngang, Dãy Bạch mã (đèo Hải Vân), dãy Trường Sơn (tạo nên gió Lào)
đó là nguyên nhân giải thích cho vì sao nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 5: Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa.

cau 8:đất ơ nước ta rất đa dạng va thê hiện rất tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. rõ đất ở nước ta co 3 nhóm chính: đất feralit (chiếm 65% S),đất mùn núi cao(chiếm 11%),đất phù sa sông và biển (chiếm 24%).sông ngòi nước dày đặc,nhỏ, ngắn và dốc .thuận lợi, có lượng phù sa lớn cho ngành nông nghiệp phát triển,thuận lợi cho việc tưới tiêu,xây dựng thủy điẹn.khó khăn:mùa mưa thoát nước chậm gây ngạp úng,lũ lụt.xói mòn,sạt lở.
 
Last edited by a moderator:
T

thaonguyen770

câu 8
Đất Việt Nam chủ yếu là phù sa và đồi núi,
Thuận lợi của sông ngòi: sông ngòi chảy từ núi thì nước mạnh, phát triển thủy điện; sông ngòi đồng bằng thì mang lại nguồn phù sa, nước tưới và thủy sản lớn.
Khó khăn sông ngòi: lũ lụt, sạt lở.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom